Bé gái 9 tuổi "bé như con chim ri", chỉ cao 79cm: Điều kỳ diệu xảy ra sau 1 năm
Chỉ sau hơn 1 năm điều trị chậm tăng trưởng, chiều cao bé V đã tăng thêm được 26cm.
- 17-12-2020Món hạt dẻ nướng siêu hút khách vào mùa đông: Chuyên gia khuyến cáo 4 lưu ý, 2 nhóm người cần tránh ăn nếu không muốn ăn rồi phát bệnh
- 17-12-2020Bài kiểm tra leo cầu thang: Ai cũng nên thử để biết nguy cơ tử vong sau 10 năm của mình là bao nhiêu
- 17-12-20205 kiểu tắm vào mùa đông phải bỏ ngay nếu không muốn đột quỵ, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong
Cách đây hơn 1 năm bé Q.T.V (10 tuổi, tại Thái Bình) chiều cao chỉ được 79cm (bằng chiều cao của bé hơn 2 tuổi).
Chị Q.T.Th mẹ bé V chia sẻ, bé sinh ra phát triển bình thường tăng cân tốt. Tháng thứ 5 bé V tăng cân rất chậm và chỉ được 5kg. Tới khi bé V được 3 tuổi thì cân nặng chỉ được 9kg còn chiều cao không hề cao hơn cao thêm. Chị Th đã cho con đi khám nhiều nơi, bổ sung nhiều loại sữa như chiều cao của bé không hề được cải thiện.
Theo chị Th tới khi bé V 9 tuổi chiều cao chỉ được 79cm (bằng chiều cao của đưa trẻ 2 tuổi). Bé T vẫn chỉ đi học lớp mẫu giáo cùng em.
"Thấy con bé như con chim ri tôi cũng khổ tâm lắm. Đi đâu tôi cũng phải bế con theo vì cháu quá bé. Con lớn nên biết và cũng tự ti vì mình mãi không lớn. Thấy ai nói con bé, con sẽ không thích", chị Th nói.
Không thể để con mang mãi thân hình của người tý hon chị Th đã quyết định đưa bé V tới Bệnh viện Nhi Trung ương khám.
Bác sĩ Dũng đang nói chuyện với hai mẹ con chị Th.
TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền cho hay, kết quả khám và xét nghiệm cho thấy bé V bị thiếu hụt hormone tăng trưởng trầm trọng.
Bệnh nhi đã được chỉ định tiêm hóc môn GH (hóc môn giúp tăng trưởng chiều cao). Điều kỳ diệu đã đến từ một đứa trẻ tí hon 79cm sau hơn 1 năm bé T đã thêm được 26cm. Tới nay chiều cao của bé V đã được cải thiện rõ rệt, bé đã có thể đi học được lớp 1.
Theo TS Dũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chậm tăng trưởng chiều cao:
- Dinh dưỡng: do không cung cấp đủ năng lượng, trẻ kém hấp thu, viêm ruột mãn tính…
- Do nội tiết: Trẻ bị thiếu hụt hóc môn tăng trưởng, suy giáp bẩm sinh, dậy thì sớm, suy cận giáp, bất thường nhiễm sắc thể, các khuyết tật và hội chứng khác
- Chậm phát triển trong tử cung
- Các bệnh mãn tính, suy thận, tim, giãn phế quản, hen, tiểu đường
- Các khối u
- Dùng thuốc dùng tùy tiện
Bác sĩ Dũng cho biết, hiện nay Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho khoảng 400 cháu có vấn đề về chậm tăng trưởng chiều cao. Trong đó có 252 cháu bị thiếu hóc môn GH khiến cho chiều cao không thể phát triển được.
Với nhóm chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hụt hóc môn GH việc điều trị phải rất chặt chẽ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nhóm bệnh nhân này nếu được điều trị sớm tuân thủ đúng phác đồ thì tới tuổi trưởng thành trẻ sẽ có chiều cao như trẻ bình thường.
Bác sĩ Dũng lưu ý với cha mẹ, một trẻ bình thường từ khi sinh ra tới 1 tuổi trẻ có thể cao từ 15-16cm. Năm thứ 2 trẻ có thể tăng thêm 10cm/năm. Từ 2 tuổi tới 7 tuổi trẻ sẽ tăng trưởng chậm từ 5-6cm. Trẻ sẽ giảm tốc độ tăng trưởng chiều cao cho tới khi tuổi dậy thì, trong thời gian này trẻ chỉ tăng 5-6cm. Tới giai đoạn dậy thì trẻ sẽ có sự tăng trưởng vượt trội về chiều cao: bé gái có thể cao từ 20-25cm, bé trai 25-35cm.
"Cha mẹ cần nghĩ tới trẻ chậm tăng trưởng chiều cao khi 1 năm đầu đời trẻ không phát triển không quá 4cm. Trong trường hợp này phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm để xác định nguyên nhân. Điều trị sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ có được chiều cao như bạn bè đồng trang lứa", TS.BS Dũng khuyến cáo.
Doanh nghiệp & Tiếp thị