MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bé trai 12 tuổi bị ung thư thận giai đoạn cuối: Bố mẹ sốc nặng khi bác sĩ chỉ ra “thủ phạm” là loại thực phẩm quen thuộc nhiều người vẫn ăn mỗi ngày

22-12-2021 - 12:11 PM | Sống

Do phát hiện muộn, bệnh ung thư thận của cháu bé đã chuyển sang giai đoạn cuối. Dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng cháu bé đã không qua khỏi.

Trang Sohu đã đưa tin một bệnh viện ở Trung Quốc tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 12 tuổi được bố mẹ đưa tới bệnh viện trong tình trạng bụng đau dữ dội. 

Bác sĩ phát hiện phần bụng phía bên phải của cậu bé có một khối u nhỏ. Sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng là ung thư thận khiến bố mẹ cháu bé gần như chết lặng.

Điều tra bệnh sử, cha cậu bé tiết lộ vì cả bố lẫn mẹ đều bận rộn với công việc nên không có thời gian lo chu đáo từng bữa ăn cho con. Vì thế mà họ thường để bé tự ý mua đồ ăn yêu thích. 

Do quá mê bánh mì nên cậu bé hay ăn trừ bữa, thậm chí mỗi ngày có thể ăn 5-6 cái. Nghĩ loại thực phẩm này cũng tốt nên bố mẹ bé vẫn để con ăn thường xuyên, không ngờ bác sĩ lại cho rằng thói quen ăn quá nhiều bánh mì có lẽ chính là "thủ phạm" của căn bệnh ung thư thận con anh mắc phải.

Sau khi tìm hiểu kỹ hơn, bác sĩ nghi ngờ bánh mì mà cậu bé ăn trong thời gian dài có chứa chất gây ung thư nên mới dẫn đến thảm kịch này.

Bé trai 12 tuổi bị ung thư thận giai đoạn cuối: Bố mẹ sốc nặng khi bác sĩ chỉ ra “thủ phạm” là  loại thực phẩm quen thuộc nhiều người vẫn ăn mỗi ngày - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bố cậu bé nhớ lại, đúng là sau 1 thời gian dài ăn bánh mì trừ bữa, cơ thể của cậu con trai trở nên gầy gò hơn, nhưng vì có ít thời gian bên con nên bố mẹ cũng không thể nhận ra sự thay đổi này trong cơ thể của cậu bé, khiến cho ung thư cứ âm thầm phát triển. 

Sau đó, bác sĩ đã ngay lập tức áp dụng phương pháp phẫu thuật và hóa trị dựa trên tình hình bệnh của cháu bé, tuy nhiên vì bệnh  được phát hiện khi đã quá muộn nên các y bác sĩ cũng không thể cứu mạng cháu bé. Bé trai 12 tuổi đã tử vong sau 1 tháng điều trị bệnh ung thư thận.

Sự việc đau lòng này đã réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh Trung Quốc, đừng vì mải chạy theo công việc mà bỏ bê con cái. Trong khi nhiều người bày tỏ sự trách móc với  bố mẹ cháu bé trên thì một số khác cũng nghi ngờ và đặt câu hỏi: "Chẳng lẽ bánh mì mà mọi người thường ăn lại có thể gây ung thư?"

Bé trai 12 tuổi bị ung thư thận giai đoạn cuối: Bố mẹ sốc nặng khi bác sĩ chỉ ra “thủ phạm” là  loại thực phẩm quen thuộc nhiều người vẫn ăn mỗi ngày - Ảnh 2.

Nguyên nhân gây ung thư không phải ở bánh mì mà ở chất phụ gia kali bromat được thêm vào trong quá trình làm bánh.

Trên thực tế, nguyên nhân gây ung thư không phải ở bánh mì mà ở chất phụ gia kali bromat được thêm vào trong quá trình làm bánh. Nói một cách đơn giản, kali bromat là một loại muối vô cơ dạng bột, được sử dụng chủ yếu trong chất oxy hóa, thuốc thử phân tích, chất tẩy trắng len, phụ gia thực phẩm (đã bị cấm ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam). Sau khi bị vào cơ thể có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày,...

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) khẳng định, Kali Bromate là chất oxy hóa mạnh, có thể phá hủy tế bào và có thể gây ung thư cho người.

Độc hại là vậy nhưng chất này rất được các công ty sản xuất bánh mì ưa chuộng vì giúp họ có thể tiết kiệm tiền sản xuất và có thêm lợi nhuận. Thêm kali bromat vào bánh mì sẽ giúp gluten đàn hồi hơn, làm bánh nở nhanh hơn 1 nửa thời gian, tăng độ xốp và giữ được hương vị lâu.

Làm thế nào để phân biệt kali bromat trong bột mì hoặc bánh mì? 


Bé trai 12 tuổi bị ung thư thận giai đoạn cuối: Bố mẹ sốc nặng khi bác sĩ chỉ ra “thủ phạm” là  loại thực phẩm quen thuộc nhiều người vẫn ăn mỗi ngày - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Lý Minh, một kỹ sư công nghệ thực phẩm tại Thiểm Tây, Trung Quốc cho biết: Nhìn chung, thực phẩm chế biến bằng bột mì có màu vàng nhạt, nếu màu quá trắng thì rất có thể là đã được bổ sung kali bromat, nên tránh dùng loại này. 

Ngoài ra, khi lựa chọn thực phẩm, nếu thực phẩm có mùi hóa chất thì cũng nên tránh vì bột đạt tiêu chuẩn là loại bột mang hương vị tự nhiên của lúa mì nên không thể có mùi hóa chất được. Bên cạnh đó, vị kỹ sư công nghiệp thực phẩm này cũng dành lời khuyên cho mọi người, nếu muốn an toàn cho sức khỏe, hãy chọn mua sản phẩm ở những nơi bán hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng thay vì chọn hàng hóa giá rẻ, trôi nổi trên thị trường.

Bánh mì nguyên cám có thực sự tốt cho sức khỏe?

Bánh mì nguyên cám thường được gắn mác "lành mạnh, bổ dưỡng", nhưng có thực sự tốt cho sức khỏe?

Gu Zhongyi, giám đốc của Hiệp hội Dinh dưỡng Bắc Kinh cho biết: Từ góc nhìn dinh dưỡng, bánh mì nguyên chất có chứa chất xơ, nhóm vitamin B, protein do giữ được cám và mầm của lúa mì nên tốt hơn những loại bánh mì khác.

Tuy nhiên, nếu bánh được nấu bằng bột mì nguyên chất 100% thì mùi vị sẽ không hấp dẫn, cứng, thô, thậm chí có vị chua sau khi lên men nên không được nhiều người ưa thích. Vì vậy, mọi người thường sẽ chọn mua loại bánh được làm từ bột mì nguyên cám kết hợp với một số nguyên liệu và chất phụ gia khác.

Bé trai 12 tuổi bị ung thư thận giai đoạn cuối: Bố mẹ sốc nặng khi bác sĩ chỉ ra “thủ phạm” là  loại thực phẩm quen thuộc nhiều người vẫn ăn mỗi ngày - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Nên chọn bánh mì nguyên cám như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?

1. Nhìn vào danh sách thành phần, nếu bột mì nguyên cám xếp thứ nhất thì nên chọn, còn xếp sau bột mì thì nên bỏ qua. 

2. Nếu bột mì nguyên cám xếp đầu tiên nhưng kế đó là maltose, malt paste,… thì cũng không tốt vì quá nhiều đường, có thể dẫn đến thừa calo ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

(Theo 163.com)

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên