MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bé trai 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người mẹ suy sụp khi bác sĩ chỉ ra những điều tưởng chừng vô hại

28-02-2024 - 14:48 PM | Sống

Chính vì những thói quen không tốt và sự cưng chiều của bố mẹ đã khiến bé trai 12 tuổi phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Được biết, cậu bé Tiểu Gia (12 tuổi, Hồ Nam, Trung Quốc) bỗng được mẹ phát hiện trên xương đòn có một khối u cứng. Tuy sờ không đau hay ngứa nhưng bà vẫn quyết định đưa con mình đến bệnh viện kiểm tra và các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần khối u đó.

Bé trai 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người mẹ suy sụp khi bác sĩ chỉ ra những điều tưởng chừng vô hại- Ảnh 1.

Tiểu Gia được điều trị tại bệnh viện

Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, mẹ của Tiểu Gia vẫn khá lo lắng nên đưa con đi khám ở bệnh viện khác. Cuối cùng, gia đình không khỏi bàng hoàng khi nhận chẩn đoán Tiểu Gia mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, khối u có độ ác tính cao, tiên lượng cực kỳ xấu.

Theo chia sẻ của mẹ Tiểu Gia, con bà chưa bao giờ ăn sáng, bữa trưa và tối cũng ăn rất ít. Cậu bé cũng hầu như không bao giờ uống nước lọc mà chỉ uống các loại nước ngọt yêu thích khi khát. Cùng với đó, Tiểu Gia cũng có thói quen ngồi nhiều giờ liên tục trước máy tính chơi các trò chơi điện tử cũng như lén sử dụng điện thoại khi bố mẹ đi ngủ vào ban đêm.

Chính vì thói quen thức khuya cũng như sinh hoạt, ăn uống không điều độ đã khiến Tiểu Gia dù mới 12 tuổi nhưng đã mắc ung thư giai đoạn cuối.

Ung thư ở trẻ thường dễ bị bỏ qua

Các bác sĩ điều trị cho biết, độ tuổi trung bình mắc ung thư phổi là 60 tuổi và thường xuất hiện ở nam giới thường xuyên hút thuốc trong thời gian dài. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở trẻ vị thành niên là cực kỳ thấp. Những trường hợp như Tiểu Gia cực kỳ hiếm gặp.

Nhìn chung, nguyên nhân gây ung thư phổi có thể liên quan đến hút thuốc, ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt không tốt (như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ), tinh thần căng thẳng, yếu tố nhạy cảm di truyền...

Bé trai 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người mẹ suy sụp khi bác sĩ chỉ ra những điều tưởng chừng vô hại- Ảnh 2.

Các bác sĩ nhắc nhở, tỷ lệ ung thư phổi ngày càng trẻ hơn hoá là bởi sự bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn uống không điều độ, kích thích ăn uống, thức khuya...

Không chỉ vậy, ung thư phổi thường phát hiện muộn bởi các triệu chứng ban đầu không rõ ràng như ho, đau tức lưng và ngực... Khi phát hiện thường đã ở giai đoạn giữa và cuối, điều này khiến bệnh khó điều trị hơn so với giai đoạn đầu.

Đặc biệt ở trẻ em, ung thư càng dễ bị bỏ qua bởi nhiều người chủ quan cho rằng đây là độ tuổi không thể mắc ung thư và những triệu chứng xuất hiện khối u ở trẻ thường là sốt, viêm, đau bụng... nên rất khó để chẩn đoán.

Do sự thiếu hiểu biết của phụ huynh về khối u ở trẻ em và sự chẩn đoán sai từ bác sĩ không phải chuyên gia về ung thư ở có thể khiến nhiều bé không được điều trị kịp thời. Trên thực tế, trẻ em ở mọi lứa tuổi và mọi cơ quan trong cơ thể đều có khả năng mắc bệnh ung thư, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên, việc ăn đều đặn ba bữa mỗi ngày, thời gian học tập, nghỉ ngơi điều độ tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ về cả thể chất và tinh thần nên cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến điều này.

Bé trai 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người mẹ suy sụp khi bác sĩ chỉ ra những điều tưởng chừng vô hại- Ảnh 3.

8 thay đổi trên cơ thể trẻ cần đặc biệt lưu ý

  • Sưng hạch bạch huyết

Nếu hạch sưng tấy kéo dài, nhiều hạch ở cổ có xu hướng hợp nhất hoặc hạch to lên trong thời gian ngắn thì nên cảnh giác trước khả năng có khối u trong cơ thể trẻ.

  • U không đau

Khi phát hiện thấy một khối u, đặc biệt là khối u không đau, ở cổ, nách, háng, bụng, lưng dưới, v.v. của trẻ thì phải xác định được nguyên nhân. Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra khắp cơ thể trẻ sau khi trẻ đi ngủ, nếu phát hiện cục u thì nên quan sát kỹ.

  • Xuất hiện các triệu chứng thoáng qua

Nếu trẻ gặp các triệu chứng như động kinh thoáng qua, mắt thâm quầng hoặc té ngã đột ngột, buồn nôn và nôn, cần đưa trẻ khám thần kinh để kiểm tra các khối u não như u thần kinh đệm.

  • Sốt dai dẳng, đau đớn

Thông thường, cảm lạnh, viêm phổi và sốt sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu cơn sốt không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tuần, đặc biệt nếu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút và kháng sinh không hiệu quả, nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Đồng thời, các cơn đau dai dẳng hoặc ngắt quãng trong thời gian dài như nhức đầu, đau bụng, đau xương khớp... cũng có thể xuất phát từ các khối u.

  • Bụng chướng và nôn mửa

Các khối u ở bụng và ruột có thể gây tắc ruột và các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi và nôn mửa.

  • Thiếu máu và chảy máu

Nếu cơ thể trẻ xanh xao hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân, bao gồm chảy máu nướu răng, chảy máu đốm hoặc bầm máu trên da, nên thực hiện các xét nghiệm máu có thể được thực hiện để loại trừ bệnh bạch cầu.

Ngoài ra, Giám đốc Khoa Xạ trị của Bệnh viện Ung bướu Trùng Khánh (Trung Quốc) Vương Anh cũng chỉ ra rằng, các khối u ở trẻ chủ yếu liên quan đến mô phôi còn sót lại trong quá trình phát triển của thai nhi khi mang thai.

Chính vì vậy, sản phụ nên cố gắng hạn chế ốm đau trong 3 tháng đầu thai kỳ, tránh sử dụng kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tiếp xúc với bức xạ điện từ, tia phóng xạ cũng như các chất độc hại có trong cuộc sống thường ngày như benzen, formaldehyde... để bảo vệ sức khoẻ thai nhi.

Ngoài ra, cha mẹ nên rèn luyện thói quen không kén ăn, kén ăn, duy trì cân bằng dinh dưỡng, để trẻ vận động và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Phụ nữ có thai và trẻ không nên tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài.

Nguồn: Sohu

Bé trai 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người mẹ suy sụp khi bác sĩ chỉ ra những điều tưởng chừng vô hại- Ảnh 4.

Theo Phạm Trang

Phụ nữ mới

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên