“Bến đỗ mới” của GPBank
Sau OceanBank và CB Bank được MB và Vietcombank đón nhận để thực hiện tái cơ cấu giai đoạn tiếp theo, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) dường như cũng đã có một bến đỗ...
- 18-08-2022HDBank dự kiến nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng, góp tối đa 9 nghìn tỷ đồng
- 29-04-2022Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng yếu kém, dự kiến nhận loạt chính sách ưu tiên
- 06-04-2022MB sẽ nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém như thế nào?
GPBank là một trong 3 ngân hàng 0 đồng đã được NHNN tuyên bố mua lại 0 đồng.
Tại Lễ công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của GPBank vừa qua, điều thu hút chú ý của thị trường là sự tham gia của đại diện lãnh đạo VietinBank và VPBank.
Trong sự kiện này, ông Phạm Huy Thông đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên GPBank, ông Hồ Hữu Minh giữ chức vụ Thành viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc GPBank; ông Nguyễn Quang Trung giữ chức vụ Thành viên HĐTV GPBank; bà Nguyễn Thị Hương giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc GPBank.
Ông Phạm Huy Thông từng là người gắn bó với VietinBank nhiều năm. Đến tháng 7/2015, sau khi GPBank được NHNN mua lại với giá “0 đồng”, ông Thông được điều động và bổ nhiệm giữ chức thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc GPBank. Tương tự, Tân Tổng Giám đốc GPBank Hồ Hữu Minh cũng là một nhân sự cũ của VietinBank.
Trường hợp các nhân sự của một ngân hàng lớn tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng và về sau ngân hàng đó được giao chính thức về tay ngân hàng mẹ, đã diễn ra tại Vietcombank với các nhân sự được “biệt phái” nhiều năm qua CBBank.
Do đó, đã có dự đoán đưa ra là khả năng VietinBank sẽ chính thức tham gia tái cơ cấu GPBank.
VPBank “vào” GPBank?
Tuy nhiên, có một đáng chú ý là, trong nhóm các ngân hàng trình ĐHĐCĐ chương trình tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém trong năm nay, ngoài Vietcombank, MB và gần nhất HDBank đã “nhắm” địa chỉ cụ thể, còn VietinBank không có chương trình này. Riêng VPBank đã được ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch tham gia tái cơ cấu TCTD. Nhiều chuyên gia cho rằng, phương án VPBank chính thức tham gia tái cơ cấu GPBank sẽ hợp lý hơn.
“Nguyên do là bởi VietinBank trong vai trò là NHTMCP có vốn Nhà nước, sẽ thực hiện các “nhiệm vụ” hỗ trợ hệ thống mà NHNN giao. Việc VietinBank cử nhân sự tái cơ cấu GPBank, cũng tương tự như VietinBank đã hiện diện tại Đông Á Bank kể từ khi ngân hàng này vào diện kiểm soát đặc biệt. Đến nay, Đông Á Bank gần như đã ngã ngũ phương án chuyển giao bắt buộc về tay NHTM khác mà không phải VietinBank. Tương tự như vậy, VietinBank cũng đã hỗ trợ tại OceanBank 6 năm qua cho đến khi chuyển giao bắt buộc về tay MB. Do đó, không loại trừ kịch bản VietinBank sẽ chỉ hậu thuẫn hoàn tất nhiệm vụ ở giai đoạn thứ nhất, và VPBank sẽ nhận lãnh trách nhiệm ở chặng đường mới”, một chuyên gia nhận định.
GPBank là một trong 3 ngân hàng 0 đồng đã được NHNN tuyên bố mua lại 0 đồng sau khi thua lỗ âm vốn chủ sở hữu. Sau nhiều năm tái cơ cấu và không công bố thông tin, tại 2021, NHNN cho biết, nợ xấu của GPBank là 2.800 tỷ đồng, chiếm 59,32% dư nợ.
Được biết, theo yêu cầu của Chính phủ, NHNN đang đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu các TCTD yếu kém. Nếu GPBank cũng có bến đỗ mới, đồng nghĩa tất cả các TCTD yếu kém trong hệ thống đã hoàn tất bước khởi đầu mới theo đề án Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025”.
Diễn đàn doanh nghiệp