MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn

18-12-2020 - 13:58 PM | Sống

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn

Cơ sở vật chất xa hoa, học phí cao chót vót nhưng không phải cứ có tiền là được vào học.

Theo trang Businessinsider và SCMP, trong top 10 trường có học phí đắt nhất thế giới thì có tới 7 trường nằm ở Thụy Sĩ. Trường Institut Le Rosey có mức phí là 130.000 USD/năm (khoảng 3 tỷ đồng/năm), cao nhất trên thế giới. Tiếp theo là trường Collège Alpin Beau Soleil có mức phí là 129.328 USD/năm và Aiglon College ở Villars-sur-Ollon có mức phí là 120.463 USD/năm.

Institut Le Rosey thành lập năm 1880, là một trong những trường nội trú lâu đời và nổi danh với mức học phí đắt đỏ nhất thế giới.

Ông Felipe Laurent, phát ngôn viên của Le Rosey cho biết: "Tất nhiên chúng tôi là một trường học đắt tiền và gia đình cần phải có đủ điều kiện mới có thể cho con nhập học. Có thể, bạn sẽ nghĩ rằng học sinh của chúng tôi chỉ nói về những chiếc xe hơi sang trọng, nhà cửa hoặc máy bay của họ... nhưng thực tế không phải vậy.

Mặc dù xuất thân giàu có nhưng những học sinh của chúng tôi đang sống một cuộc sống bình thường. Học sinh được công nhận vì họ là ai hơn là gia đình họ thế nào", ông nói.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 1.

Cơ sở chính của Institut Le Rosey.

Tọa lạc trên khuôn viên rộng 283.000 m2 với 2 phân khu ở hồ Geneva và núi Gstaad, trường có nhà hát, 3 nhà ăn chính, 2 nhà ăn tự phục vụ, 1 nhà nguyện cùng khoảng 50 phòng học, 8 phòng thí nghiệm và 1 thư viện có 30.000 đầu sách với hơn 20 ngôn ngữ khác nhau.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 2.

Các cựu sinh viên nổi tiếng của Institut Le Rosey bao gồm Vua Albert II của Bỉ, Shah của Iran, Hoàng tử Rainier của Monaco và Vua Farouk của Ai Cập. Khoảng 30% sinh viên của trường sau tốt nghiệp sẽ được nhận vào các trường đại học được xếp hạng trong top 25 trường hàng đầu trên thế giới.Hồ bơi trong khuôn viên trường.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 3.

Hồ bơi trong khuôn viên trường.

Hiện trường có 420 học sinh từ 8-18 tuổi đến từ 67 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Học sinh được đào tạo song ngữ Anh-Pháp và có thể học thêm tiếng Dzongkha hoặc tiếng Swahili.

Trường có chính sách khống chế tỷ lệ học sinh. Theo đó, không một nước nào có lượng học sinh chiếm quá 10 % tổng số học sinh của trường. Việc này nhằm tránh tình trạng bè phái gây chia rẽ.

Tuy học phí "đắt xắt ra miếng" nhưng không phải học sinh nào có tiền cũng được nhận vào học. Bởi theo ông Felipe Laurent: "Chúng tôi tìm kiếm những học sinh thú vị, xuất sắc về mặt học vấn và có tiềm năng phát triển".

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 4.

Khung cảnh nên thơ của trường.

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, lượng học sinh được nhận vào Le Rosey hàng năm rất ít, với tỷ lệ 1:3. Mỗi lớp học thông thường chỉ có khoảng 10 học sinh. Chương trình giáo dục đầy đủ của Le Rosey được chia thành bốn giai đoạn: Juniors, Cadets, Jeunes Seniors, và Seniors. Ở bậc trung học, học sinh lựa chọn giữa thi Tú tài Pháp (Baccalauréat Français) hoặc Tú tài Quốc tế (IB).

Học sinh của Rosey rất đoàn kết và cởi mở nhờ được tiếp xúc với các bạn học sinh và giáo viên từ khắp nơi trên thế giới.

Một ngày của học sinh Le Rosey

Lịch sinh hoạt một ngày có sự khác nhau một chút tùy độ tuổi, nhưng thông thường thời gian biểu của học sinh sẽ như sau:

Mỗi ngày, học sinh thức dậy lúc 7h và cùng ăn sáng tại nhà ăn chung của trường. Sau đó, các em chuyển đến các tòa nhà và bắt đầu vào học lúc 8h.

Ca sáng kéo dài từ 8h đến 12h20 với 6 tiết học và có thời gian nghỉ ngơi giữa buổi để ăn nhẹ và uống socola nóng.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 5.

Học sinh thức dậy lúc 7h và cùng ăn sáng tại nhà ăn chung của trường.

Vào lúc 1h30 chiều, các lớp học bắt đầu lại trong ba tiết, cho đến 3h30 chiều.

Từ 4h chiều cho đến 7 tối, là thời gian dành cho thể thao và nghệ thuật, cho phép học sinh lựa chọn các chương trình vô cùng đa dạng vào mỗi ngày trong tuần. Một số chương trình là bắt buộc.

Bữa tối được phục vụ lúc 19h30 tại nhà ăn chung. Tại đây, nam sinh phải mặc vest, nữ sinh mặc váy.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 6.

Mỗi phòng ký túc xá chỉ có 2 người ở và được luân phiên thay đổi 3 lần mỗi năm.

Sau đó, học sinh trở về ký túc xá làm bài tập hoặc tham gia các hoạt động ngoài giờ như văn nghệ, diễn đàn văn hóa. Mỗi phòng ký túc xá chỉ có 2 người ở và được luân phiên thay đổi 3 lần mỗi năm. Khoảng 90 giáo viên được sắp xếp ở cùng để quản lý 150 học sinh. Giờ đi ngủ từ 9h tối đến 11h30 tối, tùy thuộc vào độ tuổi của học sinh.

Những quy định khắt khe

Có một số quy tắc khá nghiêm ngặt khác tại Le Rosey. Ví dụ, học sinh không được để tay trong túi khi nói chuyện và chúng phải đứng nếu một người lớn mà chúng đang trò chuyện cũng đang đứng.

Quy định trong các bữa ăn tại Le Rosey khá khắt khe. Học sinh phải ngồi ở chỗ được đánh dấu cố định bằng khăn cá nhân, 8 học sinh ngồi chung với 2 giáo viên. Ngoài ra, học sinh phải đứng dậy khi có người lớn đến và không được phép rời khỏi bàn trước khi giám đốc nhà trường thông báo.

Học sinh phải tuân thủ quy tắc cư xử trên bàn ăn của người Thụy Sĩ, nghĩa là ăn thẳng lưng, không chống khuỷu tay lên bàn và đưa thức ăn lên miệng chứ không phải cúi đầu vào sát đĩa. Không bao giờ bỏ thừa đồ ăn và luôn vét sạch phần đĩa của mình. Đây cũng là một hành động thể hiện sự tôn trọng cho người đã nấu ăn cho mình của người Thụy Sỹ.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 7.

Đối với các sự kiện trang trọng của trường, chẳng hạn như tiệc và hội nghị, học sinh mặc đồng phục của trường. Nam sinh sẽ mặc áo khoác nỉ màu xanh nước biển, huy hiệu Rosey, áo sơ mi trắng hoặc xanh lam, cà vạt đi học, quần tây xám và giày đen. Các cô gái mặc một chiếc áo khoác nỉ màu xanh nước biển, trâm cài Rosey, váy trắng, khăn quàng cổ đi học và đi xăng đan.

Học sinh không được cất giữ rượu hoặc uống rượu trong tuần, hoặc trong các chuyến thám hiểm của trường vào cuối tuần. Hút thuốc cũng bị cấm, ngay cả ngoài khuôn viên.

Âm nhạc và thể thao luôn được chú trọng

420 học sinh tại Le Rosey sẽ được học luân phiên giữa hai cơ sở trong năm: một tòa nhà tráng lệ ở Rolle và vào mùa đông là ở những ngôi nhà gỗ ấm cúng, tiện nghi trong khu nghỉ mát trượt tuyết quyến rũ của Gstaad để tránh sương mù. Thông thường, các lớp học văn hóa trong kỳ học mùa đông chỉ diễn ra vào buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7. Buổi học kết thúc vào 12h45.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 8.

Những ngôi nhà gỗ ấm cúng, tiện nghi để tránh sương mù.

Buổi chiều, nhà trường xếp lịch cho học sinh học âm nhạc và chơi thể thao. Các buổi hoạt động thể thao diễn ra mỗi ngày, từ 14h đến 17h (trừ thứ 5). Sau khi chơi thể thao, học sinh chuyển sang các lớp tự học hoặc tập hát, diễn kịch.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 9.
Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 10.

Phòng hòa nhạc Rosey có sức chứa 900 người.

Trường cung cấp hơn 25 môn thể thao mỗi năm. Có sân bóng đá và bóng bầu dục, đường chạy điền kinh, sân bóng rổ, hố bóng chuyền bãi biển, sân tennis và hai phòng tập thể dục. Hàng năm, các trận đấu khúc côn cầu được tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều học sinh trong trường.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 11.

Hàng năm, các trận đấu khúc côn cầu được tổ chức.

Trung tâm hàng hải của trường trên Hồ Geneva có thuyền buồm, thuyền chèo và bốn thuyền máy để trượt nước. Thậm chí còn có một spa cho sinh viên thư giãn. Spa có hồ bơi trong nhà, phòng xông hơi khô.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 12.

Các hoạt động văn nghệ tại Le Rosey được chú trọng. Học sinh có thể học thanh nhạc, chơi nhạc cụ và trở thành thành viên của dàn hòa tấu và hợp xướng của trường. Mỗi năm, Le Rosey tổ chức một số buổi hòa nhạc vào lễ Giáng sinh, Dạ tiệc Gstaad và lễ hội cuối năm.

Nhạc kịch cũng là một hoạt động nổi bật tại ngôi trường đặc biệt này. Cuối tháng 6, họ được nghỉ hè. Học sinh không ở lại trường trong các kỳ nghỉ - thay vào đó, các em về nhà với gia đình.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 13.

Các hoạt động văn nghệ tại Le Rosey được chú trọng.

Giữa tháng 10, Le Rosey tổ chức các chuyến đi văn hóa, tạo điều kiện cho học sinh tham quan các quốc gia trong khu vực châu Âu và thế giới. Qua đó, học sinh và giáo viên có thêm thời gian tương tác và tiếp cận với những kiến thức mới.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 14.

Giữa tháng 10, Le Rosey tổ chức các chuyến đi văn hóa.

Các chuyến đi thường được sắp xếp theo chủ đề, ví dụ như tìm hiểu về các trường đại học ở Anh, Mỹ, khám phá văn hóa hoặc thiên nhiên ở Ai Cập, Việt Nam, Nhật Bản, Cuba hoặc Kenya.

Bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới, học phí cao chót vót lên đến 3 tỷ đồng/năm, khắc nghiệt nhất là quy định trên bàn ăn - Ảnh 15.

Điều đặc biệt ở Institut Le Rosey là các khóa học không bao giờ kết thúc. Nhà trường đã thành lập câu lạc bộ cựu học sinh với hơn 5.000 người. Vì thế, học sinh có thể tìm về khoảng thời gian tươi đẹp khi theo học tại Le Rosey.

Theo Hiểu Đan

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên