MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bên trong Phố Việt Nam - trại dừng chân ở Pháp của người Việt chờ nhập cư trái phép vào Anh: Nơi sống tồi tàn, dù được cảnh báo nhưng chấp nhận dấn thân để đổi đời

28-10-2019 - 23:29 PM | Sống

Trước khi đặt chân đến Vương quốc Anh, điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình mạo hiểm, nhiều người Việt Nam chờ đợi cơ hội trong một trại dừng chân với điều kiện sống tồi tàn.

Vào năm 2017, ẩn mình trong một khu rừng, trên một khu đất của một hầm than cũ là nơi sinh sống của khoảng 40 - 100 người Việt Nam đang chờ đợi để nhập cư trái phép vào nước Anh. Trại dừng chân này còn được gọi là "Phố Việt Nam" (Vietnam City), nằm về phía đông nam của Calais, nước Pháp.

Khu vực này là điểm dừng chân quen thuộc của những tài xế xe tải chở hàng trăm người nhập cư lậu vào nước Anh. Khu vực ẩn sâu trong rừng, nằm bên rìa thị trấn Angres, ít bị theo dõi bởi đội ngũ an ninh nên những kẻ buôn người coi đây là địa điểm lý tưởng để chúng dừng chân trước khi vượt biên vào Vương quốc Anh.

Trong trại dừng chân này có lắp một máy phát điện và hàng tuần, thực phẩm sẽ được giao đến đây 1-2 lần. Chính quyền địa phương sẽ cung cấp nước cho họ và cũng có một tổ chức y tế từ thiện ở Pháp đến thăm nơi này hàng tuần. Tuy nhiên, điều kiện sống ở đây vẫn rất thiếu thốn với thời tiết lạnh giá khắc nghiệt, không được đảm bảo an toàn.

Bên trong Phố Việt Nam - trại dừng chân ở Pháp của người Việt chờ nhập cư trái phép vào Anh: Nơi sống tồi tàn, dù được cảnh báo nhưng chấp nhận dấn thân để đổi đời - Ảnh 1.

Trại dừng chân tạm bợ của những người chờ được nhập cư trái phép vào Anh.


Bên trong Phố Việt Nam - trại dừng chân ở Pháp của người Việt chờ nhập cư trái phép vào Anh: Nơi sống tồi tàn, dù được cảnh báo nhưng chấp nhận dấn thân để đổi đời - Ảnh 2.

Thực phẩm cung cấp cho người Việt.


Bên trong Phố Việt Nam - trại dừng chân ở Pháp của người Việt chờ nhập cư trái phép vào Anh: Nơi sống tồi tàn, dù được cảnh báo nhưng chấp nhận dấn thân để đổi đời - Ảnh 3.

Việt Nam là một trong số những quốc gia đứng đầu về việc người lớn và trẻ em bị buôn bán ở Anh. Họ phải sống trong những khu lều trại tạm bợ, bị cô lập với thế giới bên ngoài. Mimi Vu, thuộc Tổ chức từ thiện chống buôn người Thái Bình Dương có trụ sở tại Việt Nam, đã đến thăm trại hai lần trong một năm, nói rằng tất cả những người Việt ở đây đều hy vọng họ sẽ được làm việc tại các tiệm nail ở Anh với mức thù lao hậu hĩnh, mặc dù không một ai có kinh nghiệm hoặc được đào tạo trước đó.

Tất cả những người Việt trong trại dừng chân này đều tin rằng họ sẽ tìm được một công việc dễ dàng ở Anh và không ai muốn ở lại Pháp. Một số người đã biết về thông tin nhiều người Việt bị bóc lột sức lao động trong các trang trại cần sa ở Anh nhưng họ cho rằng, điều đó chắc chắn không xảy ra với họ. Chính vì vậy, họ vẫn quyết tâm đi đến cùng cuộc hành trình mạo hiểm này.

Thông thường, những người nhập cư lậu sẽ ở trại dừng chân một thời gian, nhanh thì 1 tuần còn chậm hơn sẽ là 2 tháng trước khi có một chiếc xe tải đưa họ đến Vương quốc Anh. Một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức từ thiện France TerreHotelsile cho thấy, hầu hết những người di cư trong trại đều đến từ những vùng nông thôn ở Việt Nam, họ mong muốn thoát nghèo với lời hứa hẹn sẽ được trả lương cao khi đến Anh làm việc.

Bên trong Phố Việt Nam - trại dừng chân ở Pháp của người Việt chờ nhập cư trái phép vào Anh: Nơi sống tồi tàn, dù được cảnh báo nhưng chấp nhận dấn thân để đổi đời - Ảnh 4.

Một người Việt nấu bếp trong một trại dừng chân.


Bên trong Phố Việt Nam - trại dừng chân ở Pháp của người Việt chờ nhập cư trái phép vào Anh: Nơi sống tồi tàn, dù được cảnh báo nhưng chấp nhận dấn thân để đổi đời - Ảnh 5.

Nhóm người Việt chờ nhập cư lậu sang Anh.

Hai năm sau, bất chấp những lời cảnh báo và những vụ việc thương tâm đau lòng xảy ra, những trại dừng chân này vẫn tồn tại. Vào ngày 27/10 vừa qua, phóng viên The Sun đã tìm đến một trại dừng chân của 13 người Việt Nam trong khu rừng ở quận Bethune, nước Pháp, để thực hiện bài phỏng vấn độc quyền sau thảm kịch 39 thi thể trong container ở hạt Essex (Anh) được phát hiện và nghi ngờ có nạn nhân là người Việt.

Trước thảm kịch trên 13 người này không tránh khỏi cảm giác lo sợ số phận của mình cũng bi thảm như vậy. Nhưng hiện tại, họ đã đi quá xa để có thể quay trở lại.

"Chúng tôi đã nghe tin về vụ việc và tất nhiên là chúng tôi rất sợ hãi. Nhưng chúng tôi đã đi đến nước này và giờ cũng rất gần đích đến. Chúng tôi nhất định phải tới Anh", 1 thiếu niên 18 tuổi đến từ Hà Tĩnh nói với The Sun.

Nguồn: Guardian

Theo Diệp Lục

Helino

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên