MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bệnh "sợ gió" trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ

09-10-2020 - 17:32 PM | Sống

Bệnh sợ gió là một khái niệm vừa quen vừa lạ. Nếu bạn biết được nguồn gốc của bệnh này, bạn sẽ hạn chế được việc bị bệnh khi thay đổi thời tiết, giữ được sức khỏe và tuổi thọ.

Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ

Bài viết này của 2 chuyên gia sức khỏe kỳ cựu là TS Lý Kim Huy và TS Lý Phương Linh, khoa Đông y, Bệnh viện Lão khoa Bắc Kinh (TQ) viết về một vấn đề rất quan trọng tác động tới sức khỏe, đó là Gió (phong) theo góc nhìn Đông y trị liệu.

Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống hàng ngày, có những thời điểm chúng ta rất dễ bị bệnh, mặc dù trước đó chúng ta hoàn toàn khỏe mạnh. Khái niệm "trúng gió", " sợ gió " có thể bạn đã được nghe rất nhiều, nhưng chưa hiểu vì sao lại như vậy.

Sau tiết thu trở đi, khi những làn gió mát thổi qua, một số người bỗng nhiên bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, ngứa họng và ho, có người còn xuất hiện các triệu chứng ngứa da, có người cảm thấy các khớp khắp người như bị "gió lùa" rất đau đớn.

Có người lại bị đau bụng, sôi sục trong ruột, tiêu chảy... những triệu chứng này, Đông y đều gọi chung là chứng "sợ gió", tức là cứ gặp gió là có bệnh xảy ra.

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 1.

Đông y cho rằng, "gió/phong" là nguyên nhân sinh bệnh, dễ làm cho chúng ta bị nhiễm lạnh, ẩm, khô, nhiệt và các vấn đề đi kèm khác làm tổn thương cơ thể.

Cơ thể con người có thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân xấu từ bên ngoài là nhờ sự tồn tại của "chính khí".

Khái niệm "chính khí" ở đây được hiểu là khí tốt ở trong cơ thể, có nhiệm vụ chống lại gió và mầm bệnh, trong y học Trung Quốc gọi là "vệ khí" (luồng khí bảo vệ cho cơ thể), là một loại dương khí.

Khí này có nguồn từ phổi, sau đó phân tán, phát tán ra các cơ quan khác, có tác dụng dưỡng tâm bên trong và bên ngoài, bảo vệ da, chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài, dưỡng thân, thông kinh hoạt lạc, khai thông các lỗ thoát mồ hôi và các chức năng bảo vệ cơ thể khác.

Do đó, khi thiếu khí, thiếu dương, đặc biệt là thiếu khí ở phổi, con người thường sợ gió, ghét lạnh, nghẹt mũi và chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa họng, ho, ra mồ hôi trộm và các biểu hiện sức khỏe bất thường khác.

Đặc tính của gió là bay lên và phân tán, thích di chuyển và biến đổi liên tục, có tính chất hướng/bay lên, hướng ra ngoài, khi (gió) xâm nhập vào đầu sẽ gây chóng mặt, nhức đầu. Khi xâm nhập vào da dễ gây ngứa da. Xâm nhập vào các khớp có thể gây đau khớp, nhức mỏi toàn thân. Thông thường, gió (nhiễm vào người) càng lạnh, cơn đau càng nặng.

Khi chúng ta hiểu được khái niệm "trúng gió" thì sẽ tìm được nguyên nhân cốt lõi để điều chỉnh các vấn đề sức khỏe đang mắc phải của mình.

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 2.

Nếu mắc chứng "sợ gió" thì phải điều chỉnh như thế nào?

Khi phổi chúng ta bị thiếu khí, sẽ dễ bị cảm lạnh, dễ đổ mồ hôi, dễ viêm mũi dị ứng… Nguyên nhân là do khí chất thiếu hụt, dẫn tới cảm mạo phong hàn. Lúc này, cần phải lấy việc "ích khí cố biểu" làm chính, có thể chọn dùng các giải pháp của Đông y để điều chỉnh lại.

Về thuốc Đông y, có một loại thuốc tốt cho những người có thể trạng yếu, phòng chống cảm mạo. Đối với những người không cần thuốc mua thuốc bán sẵn thì có thể sử dụng 6 gam Hoàng kỳ, 3 gam Bạch truật, 3 gam Phòng phong và thêm 3 quả táo to, đun nước uống thay cho trà.

Mùa thu trở đi do thời tiết hanh khô, chúng ta rất dễ bị khô họng, viêm họng, viêm da dị ứng, có thể thêm hoa bách hợp, lá dâu và các vị thuốc Đông y tương ứng để dưỡng âm, nhuận phổi, làm thông phổi, giảm các triệu chứng khô.

Đối với những người bị phong tà (gió độc) xâm nhập vào đầu, khi bị chóng mặt, nhức đầu thì cố gắng nên tránh gió, lạnh.

Các chứng đau đầu khi thời tiết có gió phần lớn được xác định nguyên nhân là đau đầu do phong hàn, bạn có thể lựa chọn các vị thuốc như Xuyên khung, Bạch chỉ, Khương hoạt, tế tân, Phòng phong… để loại trừ gió và giảm đau.

Tất nhiên, bạn cần phân biệt các triệu chứng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc sau đó mới sử dụng thuốc theo liều lượng thích hợp.

Thông thường, bạn có thể chọn các vị thuốc đơn giản như Thiên ma, Xuyên khung để đun nước uống thay trà với liều lượng phù hợp, có tác dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe, dưỡng sinh.

Các tác nhân gây bệnh do gió xâm nhập vào khớp, gây ra các cơn đau khớp, đặc biệt là đau khớp di chuyển (đau từ chỗ này rồi đau lan sang chỗ khác), mà nguyên nhân phần lớn là do phong hàn ẩm thấp gây ra, thường được gọi là bệnh đau khớp do gió-lạnh-ẩm.

Loại bệnh này rất sợ gió và lạnh, phần lớn là do dương khí thiếu hụt, thường phải chờ cơ thể tự điều hòa, hoặc bạn có thể chủ động dùng các giải pháp tác động từ bên ngoài để làm ấm kinh lạc, xua tan lạnh giá, làm ấm kinh lạc bằng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, hơ ngải... là có tác dụng mạnh mẽ nhất.

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 3.

Các huyệt vị quan trọng nhất dành cho việc xua tan gió và tăng dương khí

Các huyệt được chọn là Đại chùy (Dazhui) - phần cao nhất của gáy, có thể sờ thấy và cảm nhận được khi bạn cúi đầu xuống.

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 4.

Huyệt Đại chùy

Huyệt Phong môn (Fengmen) - cách đốt sống ngực thứ hai 1,5 inch ở cả hai bên cột sống.

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 5.

Huyệt Phong môn


Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 6.

Huyệt Phong phủ (Fengfu) - đỉnh từ giữa chân tóc sau cổ xuống chẩm.

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 7.

Huyệt Phong phủ

Huyệt Hợp cốc (Hegu) hay còn gọi là huyệt miệng hổ -nằm ở hốc tam giác giữa xương ngón tay cái và xương ngón tay trỏ.

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 8.

Huyệt Khúc trì

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 9.

Huyệt Khúc trì

Ngoài ra, điều cần nhắc là khi nhức đầu cũng có thể chọn xoa bóp huyệt dựa vào vùng đầu mặt như huyệt Thái dương (taiyang), đối với đau nhức xương khớp thì có thể châm thêm huyệt A thị (Ashi) ở khớp bị đau (khi đau là huyệt) hoặc hơ thêm ngải cứu.

Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 10.

Huyệt Thái dương


Bệnh sợ gió trong Đông y: Tránh được gió là giảm mắc bệnh, giữ được sức khỏe và tuổi thọ - Ảnh 11.

Huyệt A Thị nằm ở giữa vai (xem hình minh họa)

Cách bấm huyệt: Giữ ngón tay vào đúng vị trí của huyệt vị, day và bấm trong 1-2 giây rồi lại nhả ra 1 giây, tiếp tục bấm như vậy trong khoảng từ 1-3 phút hoặc khi bạn cảm thấy đau tức, khó chịu.

Kiên trì bấm hàng ngày hoặc tranh thủ những khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày của bạn.

*Theo Health/People, dịch Tổng hợp

Theo Vân Hồng

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên