MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bệnh viện lúc 4 giờ sáng bóc trần hiện thực đời sống: Nhìn thấu nhân sinh qua những “chuyến đò sinh tử”

17-10-2021 - 19:35 PM | Sống

Bệnh viện lúc 4 giờ sáng bóc trần hiện thực đời sống: Nhìn thấu nhân sinh qua những “chuyến đò sinh tử”

Bệnh viện là nơi chứng kiến những dấu mốc quan trọng của đời người từ sinh, lão, bệnh, tử. Nơi đây cũng dạy cho chúng ta những bài học "đắt giá" nhất trong cuộc sống.

4 giờ sáng, khoa điều trị nội trú vẫn sáng đèn. Tại khoa cấp cứu dưới lầu, xe cứu thương đi tới đi lui, tài xế vừa mới xuống liền thở dài nhẹ nhõm một hơi.

Sảnh bệnh viện chật cứng giường bệnh, trên những chiếc ghế lạnh băng, nhiều người nhà nằm chợp mắt. Y tá đi lại trong hành lang, bận đến mức gần như không có cơ hội để thở.

4h20 sáng, một vài bậc phụ huynh với vẻ mặt lo lắng ôm con chạy về phía trung tâm cấp cứu trẻ em. Một bé gái sốt cao nép mình trong vòng tay mẹ...

Nhiều người chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội: "Nửa đêm, tiếng khóc ở góc cầu thang là giọng khó quên nhất trong đời tôi" hay "Trong bệnh viện, tôi nhận ra rằng tất cả của cải, địa vị và quyền lực đều không có nghĩa lý gì".

01. Về tiền bạc

Khi không có tiền, cái chết đang ở gần bạn nhất

Một tài khoản Weibo từng chia sẻ về một chuyện mà cô ấy đã thấy trong bệnh viện: Một người đàn ông trung niên ăn mặc bảnh bao đưa bố đến bệnh viện khám, sau khi khám mới biết ông phải làm stent tim.

Bác sĩ cho biết có có 2 loại stent trong nước và nhập khẩu, loại trong nước sẽ rẻ hơn. Người đàn ông do dự và nói rằng anh ta muốn dùng loại trong nước. Bác sĩ ân cần gợi ý: "Bố cháu lớn tuổi rồi sao không đặt stent ngoại nhập, chất lượng tốt hơn".

Người đàn ông mặt đỏ bừng thở dài.

Sau đó, cô gặp lại người đàn ông ở cổng bệnh viện. Anh ta ngồi sụp xuống đất, khóc lóc và gọi điện khắp nơi để vay tiền, chỉ để làm một chiếc stent trong nước cho cha mình. Trong cuộc sống, không phải ai cũng may mắn có một cuộc sống suôn sẻ. Đôi khi một khoản viện phí tương đương với tất cả tài sản của một gia đình.

Bệnh viện là nơi mà tiền bạc và sự sống cạnh tranh lẫn nhau. Đó là lý do con người phải làm việc và chắt chiu. Tai họa đến thường không hề báo trước. Để bảo vệ bản thân và gia đình, chúng ta phải có tiền là vật bất ly thân!

Bệnh viện lúc 4 giờ sáng bóc trần hiện thực đời sống: Nhìn thấu nhân sinh qua những “chuyến đò sinh tử” - Ảnh 1.

02. Về sức khỏe
Có người bán mạng để lấy tiền cuối cùng sử dụng tiền để mua lại sức khỏe

Có một câu hỏi trên Internet: "Vì sao nhiều người trẻ tuổi sẵn sàng liều lĩnh kiếm tiền?".

Nhà văn Lưu Na đã từng viết một câu chuyện. Cô ấy có một người anh trai là nhân viên kiểu mẫu tại cơ quan. Anh thường xuyên bận rộn với công việc và dành phần lớn thời gian tại công ty.

Ở độ tuổi 40, anh bị cao huyết áp và bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng. Nhưng do quá bận rộn, anh không có thời gian khám và điều trị, thậm chí có lúc anh còn quên uống thuốc.

Người thân thường dặn anh đừng chỉ tập trung vào công việc mà hãy chú ý đến cơ thể của mình. Nhưng mỗi khi bận rộn như vậy, anh không còn cách nào khác đành phải trả lời cho qua: "Con biết rồi."

Ngày làm việc của anh bắt đầu từ 9h sáng và kết thúc lúc 1 giờ đêm. Hậu quả là trong một lần không chú ý, anh bị xuất huyết não. Khi anh được đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn để được cấp cứu.

Có một cuộc khảo sát trên mạng: "Giữa lương cao và sức khỏe, bạn lựa chọn cái nào?". Kết quả khảo sát cho thấy 71% cư dân mạng sẵn sàng bỏ qua sức khỏe và chọn mức lương cao.

Khi còn trẻ, chúng ta luôn nghĩ rằng mình có thể chịu được đau đớn, nên dù cơ thể có chút khó chịu nhưng tôi vẫn cố gắng chịu đựng. Nhưng khi thực sự lâm bệnh, ta chợt nhận ra rằng tất cả hào quang đều vô nghĩa khi đối mặt với cái chết.

Bệnh viện lúc 4 giờ sáng bóc trần hiện thực đời sống: Nhìn thấu nhân sinh qua những “chuyến đò sinh tử” - Ảnh 2.

Hình minh họa (Ảnh: Mahattan Center)

03. Về tình cảm

Trong phòng bệnh ta mới có thể nhận ra đâu là người yêu thương thật lòng

Có một câu chuyện được chia sẻ như sau: Bệnh nhân là một phụ nữ 35 tuổi, một giây trước còn ngồi nói chuyện bên bàn tiệc với bạn bè thì một giây sau đã ngã thẳng xuống đất. Bạn bè vội vàng đưa cô đến bệnh viện.

Sau khi làm thủ tục nhập viện, bác sĩ lấy phiếu nhập viện yêu cầu người thân đóng tiền nhưng một tiếng sau, tiền viện phí vẫn chưa được thanh toán. Một số người nói rằng thẻ ngân hàng bị lỗi, và một số người lại lấy lý do không thể rút tiền.

Họ tìm kiếm nhiều lý do khác nhau với mục đích để trả tiền. Khi bác sĩ hỏi nhóm bạn về nguyên nhân phát bệnh, tất cả những người đứng đó đều sợ bị liên lụy nên lấy lý do không rõ vì sao. Không lâu sau đó, đám bạn vội vã ra về, chỉ để lại người thân của cô ở lại

Cuối cùng, bác sĩ nói: "Khi bạn gặp vấn đề với cơ thể, cả thế giới xung quanh bạn sẽ thay đổi. Những người bạn xã giao thường ngày sẽ lần lượt rời bỏ bạn. Khi khỏe mạnh, bạn cảm thấy thế giới tươi đẹp và mọi người đều đối xử chân thành với mình. Chỉ khi ốm đau bạn mới có thể biết ai là người cuối cùng ở bên".

Bệnh viện là một cuộc sống, nhưng cũng là "tử địa". Có một câu nói như sau: "Nếu cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, bạn nên đến khoa ung bướu của bệnh viện. Con người không thể nhìn thấy cuộc sống của chính mình. Vì vậy họ cần những tấm gương để soi sáng".

Chỉ khi nào bạn tận mắt chứng kiến ​​những nỗi thống khổ trên đời, tận mắt chứng kiến ​​cuộc thử thách sinh tử, bạn mới hiểu: Mọi thứ trên đời đều tầm thường ngoại trừ sự sống và cái chết. Cuộc sống dù khó khăn đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ qua. Duy chỉ có sức khỏe và tính mạng đã mất thì không thể lấy lại.

Có một trường đại học hàng đầu ở New Zealand, hàng năm khi sinh viên tốt nghiệp, nhà trường tổ chức cho họ đến thăm bệnh viện địa phương để thực tập. Sau khi kết thúc, hiệu trưởng dành cho họ một câu như một lời nhắn nhủ tốt nghiệp:

"Bệnh viện là bài học cuối cùng cho bạn. Trên đời ngoài tính mạng, tất cả mọi thứ khác đều có thể làm lại".

Nguồn: Abolouwang

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên