MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Beton 6 liên quan ông Trịnh Thanh Huy lãnh án phá sản: Vốn chủ 2019 âm hàng chục tỷ, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận, tồn đọng hàng trăm tỷ nợ ngân hàng

25-06-2020 - 10:44 AM | Doanh nghiệp

Ngày 9/12/2019, Công ty đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương do bị mất khả năng thanh toán và không có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các chủ nợ là tổ chức tín dụng và nhà cung cấp, đối tác.

CTCP Beton 6 (BT6) vừa công bố BCTC kiểm toán 2019 với doanh thu giảm hơn một nửa xuống còn 59,5 tỷ đồng, khấu trừ chi phí Công ty tiếp tục báo lỗ ròng hơn 82 tỷ. Như vậy, lũy kế đến cuối năm 2019 gần 425 tỷ đồng, vốn chủ chính thức âm hàng chục tỷ. Tổng tài sản Công ty hiện đạt 890,5 tỷ, nợ phải trả hơn 913 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay ngắn và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn với 352 tỷ đồng.

Toà án đã có quyết định phá sản, kiểm toán từ chối nêu kết luận

Thậm chí, kiểm toán viên cũng từ chối đưa ra kết luận. Cơ sở của ý kiến kiểm toán từ chối do chưa thu thập được bằng chứng đầy đủ và thích hợp liên quan đến:

+ Số dư 344 tỷ đồng tại các điều khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn...;

+ Khả năng thu hồi công nợ và khoản ứng trước tồn đọng với hơn 262 tỷ đồng;

+ Giá trị hàng tồn chậm luân chuyển với giá trị sổ sách hơn 65 tỷ đồng.

Beton 6 liên quan ông Trịnh Thanh Huy lãnh án phá sản: Vốn chủ 2019 âm hàng chục tỷ, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận, tồn đọng hàng trăm tỷ nợ ngân hàng - Ảnh 1.

Ngày 9/12/2019, Công ty đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương do bị mất khả năng thanh toán và không có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các chủ nợ là tổ chức tín dụng và nhà cung cấp, đối tác. Đến ngày 16/1/2020, Tòa án đã có quyết định mở thủ tục phá sản với Beton 6. Mặc dù vậy, kiểm toán cho biết đến nay công ty chưa thực hiện đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ theo quy định. Ngoài ra, kiểm toán cũng nhấn mạnh hàng loạt vấn đề. Đây là kết thúc cho một thương hiệu ngành xây dựng vang bóng tại Việt Nam sau thời gian dài liên tục sa sút. Công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục tại BCTC kiểm toán năm 2018.

Dư nợ hàng trăm tỷ tồn đọng nhiều năm tại Vietcombank, Eximbank, Vietinbank

Hiện, Công ty đang có nhiều khoản vay tại các ngân hàng đã tồn tại trong nhiều năm. Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng dư nợ vay của Beton 6 vào mức 352 tỷ đồng. Không chỉ ngân hàng, nhiều đối tác là doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng khi Beton 6 phá sản. Điển hình, Vietinbank – Chi nhánh Tp.HCM – có dư nợ cao nhất với 188 tỷ đồng; Eximbank – Chi nhánh Tp.HCM - dư nợ 63 tỷ đồng; Vietcombank cũng ghi nhận 64 tỷ đồng…

Beton 6 liên quan ông Trịnh Thanh Huy lãnh án phá sản: Vốn chủ 2019 âm hàng chục tỷ, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận, tồn đọng hàng trăm tỷ nợ ngân hàng - Ảnh 2.

Vào cuối năm 2019 Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam đã có thông báo thực hiện rao bán khoản nợ của Beton 6.

Về Beton 6, sớm thành lập vào năm 1958, Công ty từng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường. Công ty cũng tiên phong chào sàn từ đầu năm 2002 và một thời gian dài được nhiều nhà đầu tư lớn (đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài) ưa thích.

Đáng chú ý, ông Trịnh Thanh Huy - một doanh nhân được biết đến với nhiều khoản đầu tư đình đám - bắt đầu tham gia vào HĐQT của Beton 6 từ năm 2009 và là lãnh đạo cao cấp duy nhất của Công ty vẫn còn tại nhiệm từ đó đến nay.

Tri Túc

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên