Bị cho là dễ thất nghiệp, ngành này vẫn được VinFast sẵn sàng chiêu mộ nhân sự với mức lương lên đến 36 triệu đồng/tháng
Ngành nghề này từng bị cảnh báo đỏ về tình trạng dư thừa lao động. Song nhu cầu tuyển dụng vẫn cao trong những năm gần đây.
- 23-08-2023Bị gắn mác “vô dụng”, điểm chuẩn của ngành học này vẫn chạm mốc 27,7 điểm, đạt 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ
- 23-08-2023Điểm chuẩn liên minh toàn ĐH danh giá “Bách - Kinh - Xây”: Ngành cao nhất gần 30 điểm, thủ khoa cũng không thể đỗ
- 22-08-20234 ngành năm ngoái suýt “đụng trần” 30 điểm, thủ khoa chưa chắc đỗ: Điểm chuẩn 2023 gây nhiều bất ngờ, ngôi vương “đổi chủ”
Nếu gõ từ khoá “Ngành nghề sẽ thất nghiệp trong tương lai”, bạn sẽ nhận được một loạt các kết quả. Trong đó, kế toán là ngành luôn nằm trong top đầu. Cũng theo thông tin từ Bộ giáo dục và Đào tạo công bố năm 2016, kế toán/kiểm toán luôn là ngành nằm trong tình trạng báo động đỏ về dư thừa lao động. Cũng năm này, dựa theo số liệu khảo sát, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cũng cho rằng kế toán là ngành được nhận định khủng hoảng thừa nhân lực.
Vậy thực tế, ngành này có “thất thế”?
Sức hút của ngành kế toán với các sĩ tử
Luôn bị cho là dễ thất nghiệp, song trong đợt tuyển sinh vừa qua, điểm chuẩn của ngành kế toán luôn ở ngưỡng cao ở những trường “có tiếng” về đào tạo khối ngành Kinh tế.
Theo đó, tại ĐH Ngoại thương, ngành học này có điểm chuẩn là 27,45 trong kỳ tuyển sinh vừa qua. Điều này đồng nghĩa, thí sinh cần đạt ít nhất 9,15 điểm/môn mới có cơ hội trúng tuyển.
Tại một trong những trường ĐH được xem là ‘BIG4 Kinh tế’ của Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ngành kế toán yêu cầu điểm trúng tuyển là 27,05.
HV Ngân hàng đòi hỏi thí sinh phải đạt 25,8 điểm, đối với chương trình đào tạo hệ chuẩn và 32,75/40 điểm, đối với chương trình đào tạo Chất lượng cao.
Dựa theo công bố điểm chuẩn năm 2023 của HV Tài chính, ngành kế toán của trường có điểm chuẩn 26,15 điểm, đối với chương trình chuẩn, xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT. Với phương thức xét tuyển này, kế toán là ngành học có điểm chuẩn cao thứ 2 toàn trường, chỉ sau ngành Quản trị kinh doanh.
Các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông, trường ĐH Giao thông vận tải dù không phải trường đào tạo chuyên sâu về kinh tế, nhưng cũng có điểm chuẩn ngành này tương đối cao, dao động 24,77-25,52 trong kì tuyển sinh năm 2023.
Không chỉ ấn tượng về điểm chuẩn, tỷ lệ sinh viên có việc làm của ngành kế toán đều đạt trên 90% trong những năm gần đây tại các trường ĐH hàng đầu của cả nước
Theo báo cáo tình hình việc của của sinh viên ĐH Ngoại thương được công bố vào tháng 2/2023, tỷ lệ sinh viên có việc của ngành kế toán kiểm toán đạt 87,8%. Tỷ lệ này ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân đạt 92,35%. Cùng ngành này, tại HV Ngân hàng, tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt 93,41%.
Nhu cầu tuyển dụng luôn trong top đầu nhưng thiếu nhân sự chất lượng cao
Trên thực tế, cả nước có tới hơn 200 trường có đào tạo chuyên ngành kế toán - kiểm toán dẫn đến nguồn cung nhân sự cho ngành này vô cùng dồi dào, khiến nhiều người lo ngại ngành này dư thừa lao động. Thế nhưng theo ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Chuyên ngành II (Kiểm toán Nhà nước), “vấn đề dư thừa lao động của ngành kế toán cần được hiểu đúng bản chất”.
Trả lời báo Kiểm toán, ông Lê Đình Thắng cho biết: “Lao động ngành này đang thừa số lượng, nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chất lượng, đặc biệt là chất lượng cao. Hơn nữa, thị trường cho ngành nghề này rất rộng, người học có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như: tư vấn tài chính, thuế… Đây là những loại hình dịch vụ rất phổ biến trên thế giới, song còn mới mẻ ở Việt Nam”.
Vậy nên trong những năm gần đây, ngành Kế toán vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Theo Bản tin thị trường lao động Việt Nam quý 2/2023, Kế toán là 1 trong 5 nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhiều nhất.
Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành kế toán - kiểm toán đứng thứ 3 trong các những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao tại TPHCM 6 tháng đầu năm 2023.
Nhóm ngành kế toán - kiểm toán tại có nhu cầu tuyển 12.000 nhân sự, chiếm gần 8% tổng nhu cầu nhân lực, tập trung vào các vị trí như: kế toán trưởng; kế toán tổng hợp; kế toán thuế; kế toán công nợ…
Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng chất lượng sinh viên ngành kế toán chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng nâng cao của nhiều doanh nghiệp. Theo phản hồi từ các nhà tuyển dụng, sinh viên ngành kế toán sau khi tốt nghiệp thường mất 3-6 tháng đào tạo lại vì thiếu kỹ năng thực hành chuyên môn cần thiết.
Vậy nên nếu sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm cũng như trau dồi năng lực cá nhân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cơ hội để theo đuổi ngành này tại các công ty, tập đoàn lớn lại rất rộng mở.
Hiện các công ty Big4 kiểm toán như Deloitte, KPMG, PwC, những tập đoàn đa quốc gia đều có chương trình tuyển dụng lớn nhưng với yêu cầu cao về ngoại ngữ, ưu tiên người sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực tài chính như ACCA, CPA, ICAEW… Tương ứng, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn.
Trên trang web tuyển dụng Vietnamworks, mức lương cho vị trí Chuyên viên Kế toán phổ biến ở khoảng 500 - 1000 USD/tháng (12-24 triệu đồng). Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 và Xu hướng tuyển dụng 2023 của TopCV, mức lương phổ biến ở cấp nhân viên trong ngành kế toán - kiểm toán rơi vào khoảng 8-12 triệu đồng, cấp lãnh đạo cao nhất là 40-45 triệu đồng.
Xét theo số năm kinh nghiệm, nhân sự dưới 1 năm sẽ nhận mức lương khoảng 7-10 triệu đồng, trên 5 năm là 16-25,5 triệu đồng. Nhiều yếu tố khác cũng tác động đến mức lương của kế toán như trình độ năng lực, loại hình, quy mô doanh nghiệp và vị trí địa lý.
Hãng xe điện VinFast cũng đang có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên Kế toán với mức lương cao, lên tới 800-1500 USD/tháng (19-36 triệu đồng). Yêu cầu cho vị trí này là trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên với các ngành kế toán, kiểm toán, tài chính và tối thiểu 3 năm kinh nghiệm.
Nhịp sống thị trường