Bị cô lập, chìm trong siêu lạm phát đến nỗi dân phải chở tiền bằng xe cút kít nhưng xứ sở châu Phi này lại đang đứng đầu thế giới trên phương diện xã hội không tiền mặt
Các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động đang "thống trị" vùng Châu Phi hạ Sahara, trong khi các quốc gia khác mới chỉ đang trong quá trình áp dụng công nghệ này.
Siêu lạm phát và nền kinh tế bị cô lập đã khiến Somaliland – một quốc gia thuộc chế độ cộng hòa, tách khỏi Somali – ngày càng tiến gần đến một "cột mốc" giao dịch ảo hơn hầu hết nước khác: một nền kinh tế không sử dụng tiền mặt.
Trong thập kỷ qua, dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động (mobile money) đã "lên như diều gặp gió" tại các quốc gia châu Phi, cứ 10 người thì có 1 người sử dụng dịch vụ này, tương đương với 100 triệu người. Tại Kenya, dịch vụ M-Pesa của Vodacom Group Ltd. được xem là nền tảng công nghệ di động lớn và thành công nhất, với 26 triệu người sử dụng, tức là gần một nửa dân số. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơn một nửa trong số 282 nền tảng mobile money đều "đóng đô" ở vùng châu Phi hạ Sahara.
Các đang "thống trị" vùng Châu Phi hạ Sahara, trong khi các quốc gia khác mới chỉ đang trong quá trình áp dụng công nghệ này. Và những lợi ích mobile money mang đến ngày một rõ ràng tại Somaliland, nơi điều kiện kinh tế và tài chính vốn rất khó khăn đã tạo cơ hội cho Zadd phát triển. Zadd (thuộc sở hữu của tập đoàn Telesom) là một dịch vụ viễn thông chính của địa phương đã mang đến những "chất xúc tác" trong thương mại tại một trong những quốc gia nằm ở vị trí xa xôi nhất thế giới.
Năm 1991, Somaliland tự tuyên bố độc lập, tách khỏi Somalia nhưng thế giới chỉ công nhận đây là khu tự trị của Somalia. Đất nước 3,5 triệu dân này dù có vẻ yên bình hơn Somali, tuy vậy lại không được ngân hàng nào công nhận ở tầm quốc tế bởi những lo ngại về khủng hoảng giao dịch tài chính.
Quốc gia này tự in tiền, đồng Somaliland shilling, thế nhưng tỷ giá hối đoái lên đến khoảng 10.000 hoặc hơn so với 1 USD. Điều này dẫn đến tình trạng số lượng người sử dụng USD là rất lớn. Hầu như các giao dịch đều thông qua việc chuyển tiền và các cơ quan viện trợ tài chính hoạt động ở nước này cũng thanh toán bằng USD.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2009, Zaad, nghĩa là "phát triển" trong tiếng Somali, có đến 850.000 người dùng , chiếm khoảng một 1/4 dân số của quốc gia này. Người dân sử dụng nền tảng này trên những chiếc điện thoại méo mó và cũ kĩ, rất ít người sở hữu smartphone với ứng dụng được thiết kế chỉn chu.
Nếu không có dịch vụ này, việc sử dụng tiền sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi lưu hành trong nước. Nơi đây không có bất kỳ một ngân hàng thương mại nào hoạt động và việc kéo những xe cút kít tiền qua những con đường gồ ghề lại rất tốn thời gian. Thay vì sử dụng tiền mặt, các công ty sử dụng Zadd để trả tiền lương hàng tháng cho nhân viên.
Dịch vụ mobile money "nở rộ" vì người dân không giao dịch bằng đồng nội tệ
Hiện tại, trung bình một người có 35 giao dịch qua Zadd trong một ngày, một người dân tại đây cho biết, họ cố gắng sử dụng Zadd trong hầu hết các giao dịch. Hệ thống nhắn tin thô sơ giúp cho nó rất dễ dàng để sử dụng ngay cả đối với những người mù chữ tại Somaliland.
Một chủ đại lý ngoại hối cho biết, ngoài các giao dịch qua điện thoại, người dùng có thể nạp tiền điện thoại di động của mình bằng cách trả bằng tiền mặt là đồng shilling hoặc đô la.
Ông Abdikarim Dil, giám đốc điều hành của Telesom, cho hay: "Dịch vụ này chính là động lực giúp cho nền kinh tế của chúng tôi hoạt động "trôi chảy" hơn."
Các dịch vụ này không được quản lý bởi ngân hàng trung ương nên không phải đối mặt với các hạn chế mà những ngân hàng truyền thống gặp phải, đó là những quy định nhằm ngăn chặn khủng hoảng tài chính.
Những bằng chứng về sự thành công của dịch vụ này có thể thấy rõ trên những khu phố nhộn nhịp tại Hargeisa, nơi những "quán" đổi tiền với những "núi" tiền được xếp thành hình ngọn tháp, một số được đựng trong túi lưới hoặc trong bao tải. Để phục vụ những khách hàng có nhu cầu đổi đồng shilling, họ chuyển đồng shilling bằng những chiếc xe cút kít bởi đều được đựng trong những bao tải rất nặng.
Mỗi tuần một lần, Abdulahi Abdirahman lại mang hai bao tải shilling đến trạm xăng của ông, tới Hergeisa để tới khu vực đổi tiền trong trung tâm thành phố. Vài tiếng sau đó, ông trở về với vài đồng USD trong túi và chiếc ví Zadd được "lấp đầy".
Một người Somaliland đẩy xe cút kít đựng tiền.
Một người đổi tiền đang chuyển tiền vào trong bao tải, số tiền trong này có thể có giá trị 3500 USD.
Khách hàng trả cho ông Abdirahman bằng đồng shilling, ông phải trả lại cho các nhà cung cấp tiền bằng USD. Nếu sử dụng Zadd, ông nhận được một nửa số tiền thanh toán qua điện thoại. Điều này có nghĩa là những thủ tục rườm rà đã trở nên dễ quản lý hơn trong những thời điểm lạm phát tăng cao.
Qassim Ali, một nhân viên siêu thị, cho biết: "Lương của tôi được trả qua Zadd, vì thế tôi chỉ sử dụng tiền mặt khi Zadd có trục trặc. Tôi thích việc này. Tôi không phải cầm theo nhiều tiền mặt nên nếu bị cướp thì tôi sẽ không mất nhiều tiền."
Chính những câu chuyện thế này đã đẩy tốc độ phát triển của Zadd lên đến 10%, chỉ trong năm ngoái. Những dịch vụ tương tự cũng đang "nở rộ", tạo ra nhiều sự cạnh tranh hơn., một dịch vụ chuyển tiền của Somalia đã mở rộng hoạt động ở 126 quốc gia, đặc biệt phổ biến ở những quốc gia Hồi giáo, là một đối thủ mới trong lĩnh vực dịch vụ di động ở Somaliland.
Dahabshiil đã hợp tác với Somtel và một công ty viễn thông khác và cho ra mắt e-Dahab. Nền tảng này rất phổ biến với những người Somaliland ở nước ngoài, họ sử dụng để chuyển tiền cho gia đình.
Đồng shilling chỉ có giá khoảng 10.000 shilling/1 USD
Abdirashid Duale, CEO của Dahabshiil, cho biết: "Ý tưởng về một nền kinh tế không sử dụng tiền mặt đang góp phần lớn vào sự tăng trưởng do nơi đây thiếu vắng sự xuất hiện của những ngân hàng truyền thống, đồng thời cũng đến từ những lo ngại về an ninh."
Zadd và các nền tảng mobile money khác đóng vai trò rất quan trọng đối với sự đi lên của nền kinh tế Somaliland. Hơn nữa, tinh thần yêu nước của quốc gia này cũng rất mạnh mẽ, thể hiện bằng việc các nhà mạng đã cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dân. Trong khi đó, những dịch vụ tương tự ở châu Phi lại rất đắt đỏ, với chi phí lên đến 10% cho các giao dịch nhỏ như 1 USD.
Tuy nhiên, ông Dil cũng cho hay, "bữa trưa" miễn phí có lẽ nên dừng lại ở đây. Ông đang xem xét về kế hoạch tính phí cực thấp cho các giao dịch của Zadd vào cuối năm nay. Ông nghĩ rằng người dân Somaliland và nền kinh tế nước này đã sẵn sàng rồi.
Ông nói rằng: "Mọi người không thích việc trả phí và điều này sẽ khá khó khăn. Thế nhưng chúng tôi phải thuyết phục họ, vì chính lợi ích của họ và cả của chúng tôi, chi trả cho một điều gì đó quan trọng đối với cuộc sống."