Bị con cái bỏ bê, chú được tôi đón về chăm sóc: 10 năm sau, tôi không được chia gia sản nhưng vẫn ấm lòng
Chăm sóc người chú suốt 10 năm, người đàn ông Trung Quốc nhận được món quà bất ngờ.
- 13-02-20242 màn ra mắt trái ngược nhau của 2 thanh niên gây "náo loạn" MXH: Bố vợ tương lai phải "ra tay chỉnh đốn"
- 11-02-2024"Tại sao bà nội lì xì con ít hơn bà ngoại?" - Bố mẹ thông minh trả lời thế này để không ai bối rối
- 11-02-2024Chuyên gia phong thủy: Năm mới, dù thân thiết mấy cũng tránh cho mượn những món đồ này, bằng không dễ hao tài tán lộc
*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Trương Tú Khải, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).
Chú Trương là em trai của bố tôi, có cuộc sống khá vất vả. Năm con trai của chú là Tiểu Vương chào đời, vợ của chú vì sinh khó mà cũng mất đi. Cứ thế, chú tôi vừa là cha, vừa là mẹ, nuôi nấng em trai họ của tôi khôn lớn. Những tưởng khi con trai trưởng thành, chú Trương sẽ nhàn hạ hơn. Thế nhưng thực tế, đứa con trai duy nhất lại là lý do khiến cuộc sống của ông có thêm nhiều phiền muộn.
Sau khi lập gia đình, Tiểu Vương không tu chí làm ăn mà sa vào cờ bạc, rượu chè. Chưa cho chú tôi được đồng nào, nó còn về nhà bố để lấy hết tiền trong nhà đi chơi mấy trò đỏ đen rồi mất sạch. Năm chú tôi 64 tuổi, sức khỏe bắt đầu suy yếu. Sau một lần bị ngã, chân để lại di chứng, khả năng di chuyển của ông cũng bị hạn chế nên việc tự chăm sóc bản thân cũng khó khăn hơn trước. Dẫu vậy, con trai chú chẳng những không quan tâm mà còn thường xuyên tới, bán hết đồ đạc trong nhà để lấy tiền. Cứ thế, chú tôi ở một mình thêm 1 năm nữa thì được tôi đón về chăm sóc.
Năm đó, tôi 32 tuổi, đã lập gia đình và có 2 đứa con. Cuộc sống của tôi cũng không khá giả, song nếu nhà có thêm một người vẫn có thể lo liệu. Cứ thế, tôi bàn bạc với vợ đón chú Trương về chăm sóc. Vợ tôi là người thấu tình đạt lý, biết ngày xưa khi bố mẹ chồng qua đời, người chú này đã từng quan tâm, lo lắng cho tôi nên cũng đồng ý.
Suốt 9 năm sau đó, chú Trương sống ở gia đình tôi. Ngôi nhà của ông không có ai sống, chỉ có vợ tôi đều đặn mỗi tháng qua dọn dẹp vài lần. Cũng trong ngần ấy thời gian, con trai chú là Tiểu Vương chưa từng một lần qua thăm bố. Đến năm thứ 10, sức khỏe của chú bắt đầu suy yếu. Mặc dù vợ chồng tôi đã hết lòng lo thuốc thang chạy chữa nhưng ông vẫn không thể qua khỏi.
Trước khi ra đi, chú Trương gửi lời cảm ơn vợ chồng tôi vì đã chăm sóc chú suốt nhiều năm qua, đồng thời để lại di chúc, trao lại tài sản là cuốn sổ tiết kiệm có 8.000 NDT (hơn 27 triệu đồng) cùng mảnh đất và căn nhà cho người con duy nhất. Chú Trương nói rằng dù Tiểu Vương có bất hiếu đến đâu, ông cũng không nỡ bỏ mặc nó sau này. Ngôi nhà và mảnh đất mà chú để lại sẽ cứu cánh cho nó những năm tháng về sau.
Sau khi nói xong, chú Trương nhìn tôi với ánh mắt buồn rầu. Chú bảo tôi đến nhà lấy 3 chiếc túi nhỏ đặt trên chiếc bàn phía đầu giường. Trong đó là những gì chú tặng cho tôi như một lời cảm ơn sâu sắc, nói xong chú qua đời.
Tôi gần như quên mất lời dặn dò của chú mình. Mãi đến khi thu xếp xong hậu sự cho chú, tôi mới tới nhà mang 3 chiếc túi nhỏ kia về. Khi mở ra, tôi rất bất ngờ khi trong đó đựng 3 món đồ cổ và một số vật dụng hàng ngày của chú trước khi mất. Theo lời dặn của chú, những món đồ này có thể có giá trị nên tôi đã mang chúng đến một cửa hàng đồ cổ để thẩm định.
Đúng như chú ấy nói, sau khi bán chúng đi, tôi kiếm được hơn 80.000 NDT (gần 300 triệu đồng). Cầm số tiền đó trên tay, tôi không khỏi xúc động. Bản thân tôi chưa nghĩ đến việc sẽ được báo đáp khi chăm sóc người chú của mình. Hóa ra, ở những năm tháng cuối đời, dù sức khỏe không tốt nhưng chú tôi vẫn sắp xếp chu toàn mọi thứ. Có được số tiền này từ món quà của chú, vợ chồng tôi có thêm vốn để làm ăn. Cũng vì thế mà những năm tháng sau đó, cuộc sống của chúng tôi cũng khấm khá hơn nhiều. Cả cuộc đời tôi mãi đến tận bây giờ và mãi đến sau này cũng không bao giờ quên được ân tình đó.
(Theo Toutiao)
Phụ nữ số