Bi kịch của người trẻ: Thành tựu công việc luôn tỉ lệ nghịch với tình trạng sức khoẻ và chỉ số hạnh phúc
"Xung quanh bạn và tôi, có rất nhiều người trẻ đang sống như một con thiêu thân, luôn lao về phía có ánh sáng, bất chấp mọi đau đớn, hiểm nguy. Chúng ta được khuyên rằng hãy lao động thật nghiêm túc, hãy cố gắng hết sức vì tuổi trẻ không chờ không đợi".
- 30-11-2019Sếp có tốt, nhân viên mới nguyện ý gắn bó dài lâu và đây là 10 việc cấp trên cần làm để luôn có người trung thành phò tá!
- 30-11-2019"Không có chỗ cho những bà mẹ" - văn hóa công sở bất công khiến phụ nữ Hàn lâm vào bế tắc, sợ kết hôn và sinh con
- 30-11-2019Đức Phật chỉ ra 4 kiểu người cơ bản trong đời: Kiểu đầu đáng quý, kiểu cuối đáng thương, bạn thuộc kiểu nào?
Thành tựu công việc luôn tỉ lệ nghịch với tình trạng sức khoẻ và chỉ số hạnh phúc
"YOLO" - Bạn chỉ sống một lần. Với nhiều người, đó như một câu khích lệ cứ liều lĩnh và dại khờ đi. Nhưng cũng chính vì chỉ có một lần để sống, nên đừng quên rằng mình cần phải trân trọng cơ hội duy nhất này.
Xung quanh bạn và tôi, có rất nhiều người trẻ đang sống như một con thiêu thân, luôn lao về phía có ánh sáng, bất chấp mọi đau đớn, hiểm nguy. Chúng ta được khuyên rằng hãy lao động thật nghiêm túc, hãy cố gắng hết sức vì tuổi trẻ không chờ không đợi. Nhưng chẳng một ai dạy ta rằng hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, hãy quan tâm đến sức khoẻ và lắng nghe bản thân. Mỗi một cái nhói nhẹ, vài phút choáng váng hay cơn đau lưng chớp nhoáng - đó đều là những dấu hiệu từ bên trong cho thấy bạn đang không ổn.
Tham khảo thêm Sau một năm đọc sách, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi: Hiểu biết nhiều hơn, loại bỏ thói quen xấu, trở thành một người thú vị và sâu sắc
Giữa cái thời đại mà ai cũng muốn chứng tỏ năng lực, cũng muốn có một thứ gì đó để người khác nhớ đến thì mỗi cá nhân lại càng phải hi sinh gấp 2, gấp 3. Thành tựu công việc luôn tỉ lệ nghịch với tình trạng sức khoẻ và chỉ số hạnh phúc - đây chính là bi kịch của nhiều người trẻ hiện đại. Job kéo đến lia lịa nhưng cả tháng trời không được nói chuyện với bố mẹ. Có tiền để sắm đủ thứ hàng hiệu nhưng nuốt một dĩa cơm cũng nơm nớp lo sợ. Đi du lịch toàn những nơi sang xịn nhưng thời gian nghỉ ngơi thật sự chắc chỉ tính bằng phút. Mua được một cái giường thật to nhưng chưa từng có một giấc ngủ đủ 8 tiếng.
Không thể phủ nhận rằng "hard work paid off", rằng chăm chỉ, cần cù sẽ trao tặng cho bạn những giá trị khác tương xứng. Sự đánh đổi không phải lúc nào cũng tệ, nhưng đánh đổi bao nhiêu là đủ, và lúc nào nên dừng lại thì lại là một câu hỏi làm khó nhiều người.
Bác sĩ Paul Kalanithi - tác giả của cuốn sách "Khi hơi thở hoá thinh không" từng nói lúc ông phát hiện ra mình sắp chết vì căn bệnh ung thư phổi cấp độ IV: "Hầu hết các tham vọng đều có thể đạt được hoặc bị bỏ rơi; dù theo cách nào, chúng vẫn thuộc về quá khứ. Tiền bạc, địa vị, và tất cả những hư vô mà các nhà truyền giáo mô tả đều chứa rất ít bận tâm: quả thật, đó là theo đuổi những thứ vô hình."
Khi nào bạn lên chức?
Đi làm một khoảng thời gian dài, ai cũng âm thầm mơ đến một ngày mình bước lên vị trí cao hơn. Lên chức không chỉ là vấn đề tiền bạc hay quyền hạn mà còn là sự công nhận cho năng lực của mỗi cá nhân. Và có một sự thật là bạn sẽ lên chức khi bạn cảm thấy muốn từ bỏ công việc nhất.
Quên luôn cái viễn cảnh xinh đẹp rằng cứ tà tà làm việc rồi đến một ngày đẹp trời sẽ nhận được một chiếc ghế to hơn đi. Sự thật là bạn sẽ phải đổ hết 200% sức lực và khả năng của mình vào công việc. Đó là những hôm thức đến 4h sáng chỉ để xong việc, là hàng chục lần muốn hất hết mọi thứ xuống đất nhưng lại phải dùng nốt 1% kiên nhẫn còn lại để đi được đến cuối đường, là những áp lực quá nhiều, quá lớn đến mức bạn sẽ không nỡ chia sẻ với ai vì như thế chẳng khác gì hành hạ họ.
Chị sếp cũ đã thốt lên ít nhất 10 lần rằng: "CHỊ-SẼ-NGHỈ!". Cái giây phút bạn sắp sửa hét lên "đủ rồi" và sắp sửa đá cửa bước ra khỏi phòng cũng sẽ chính là lúc những người ở trên giao cho bạn một vị trí mới.
Nghe hơi oan nghiệt, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Không thứ gì giá trị mà lại đến một cách dễ dàng cả. Vị trí mới vừa như một món quà, vừa như một sự công nhận. Và chỉ có những ai đã từng lao tâm khổ tứ, sức cùng lực kiệt vì công việc thì mới xứng đáng chạm vào nó.
(Trích từ cuốn ""Cống hiến có điều kiện, làm việc không hối tiếc" của tác giả trẻ Nhật Chung).
Trí thức trẻ