MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bi kịch thời hiện đại: Ngoài trời ô nhiễm không khí nặng nhưng trong nhà thậm chí còn bẩn hơn, và đây là lý do tại sao

06-11-2019 - 19:24 PM | Sống

Nhiều người vì quá sợ ô nhiễm mà hạn chế ra ngoài, nhưng không biết rằng đôi khi không khí trong nhà còn gây nguy hiểm hơn như thế. Điều này được khoa học chứng minh hẳn hoi.

Ở nhiều quốc gia hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn ra với quy mô hết sức trầm trọng. Theo thống kê của WHO, 92% dân số thế giới đang phải sống trong một bầu không khí không tốt cho sức khỏe, thậm chí là gây nguy hại. Cứ 8 trường hợp qua đời lại có 1 là vì nguyên nhân này.

Nhưng khi nhắc đến ô nhiễm không khí, ai cũng chỉ nghĩ đến những luồng khí thải ra từ các nhà máy, khói từ than, và từ các phương tiện giao thông chạy xăng dầu. Ít người biết rằng so với ô nhiễm ở ngoài, không khí trong nhà có khi còn gây nguy hại hơn rất nhiều lần.

Đây là một thực tế khó chối bỏ của thời hiện đại, khi luồng không khí từ nhà, chỗ làm việc, hay thậm chí cả các phòng tập gym nữa, đều có thể gây nguy hiểm. Lý do ư? Bạn sẽ biết ngay sau đây.

Bi kịch thời hiện đại: Ngoài trời ô nhiễm không khí nặng nhưng trong nhà thậm chí còn bẩn hơn, và đây là lý do tại sao - Ảnh 1.

Nghiên cứu từ khoa Hóa của ĐH Florence (Ý) vào năm 2017 đã chỉ ra rằng không khí trong các không gian khép kín có thể còn nguy hiểm và ô nhiễm hơn so với bên ngoài. Và với ước tính chúng ta đang dành đến 90% thời gian sống trong nhà, trường học, văn phòng... thì đây là một thông tin có tính chất cảnh báo thực sự.

Theo Alessandra Cincinelli - tác giả nghiên cứu, nguồn không khí trong nhà có sự pha trộn của rất nhiều yếu tố. Từ các tác nhân gây ô nhiễm bên ngoài (khí thải carbon), đến những yếu tố xuất phát từ chính ngôi nhà (bụi xây dựng, bụi từ nội thất, khí thải từ thiết bị điện... Độ ẩm, các hóa chất tẩy rửa, khói thuốc cũng là yếu tố gây nguy hiểm. Thậm chí, lông của động vật nuôi cũng không nằm ngoài danh sách.

Bi kịch thời hiện đại: Ngoài trời ô nhiễm không khí nặng nhưng trong nhà thậm chí còn bẩn hơn, và đây là lý do tại sao - Ảnh 2.

Những tác nhân gây ô nhiễm trong nành

Nêu lên những điều trên là để cho thấy chúng ta đang chịu nhiều rủi ro từ không khí hít thở hàng ngày như thế nào. Trong đó, các nhóm dễ chịu ảnh hưởng là trẻ em, người già và những người có tiền sử mắc bệnh hô hấp, tim mạch.

Với trẻ em, hệ hô hấp chưa được phát triển đầy đủ, nên các dấu hiệu của ô nhiễm sẽ nhanh chóng bộc lộ ra ở sức khỏe của trẻ. Người già thì thậm chí có rủi ro nhiễm bệnh cao hơn, khi thống kê của Quỹ Phổi châu Âu đã chỉ ra rằng không khí ô nhiễm trong nhà chính là thứ gây ảnh hưởng nặng nhất đến hệ hô hấp và chất lượng cuộc sống của họ.

Người trưởng thành khoẻ mạnh cũng không khá hơn. Các nghiên cứu cho thấy việc phải hít thở bầu không khí có chất lượng thấp có thể làm giảm năng suất lao động tới 5^.

Bi kịch thời hiện đại: Ngoài trời ô nhiễm không khí nặng nhưng trong nhà thậm chí còn bẩn hơn, và đây là lý do tại sao - Ảnh 3.

Cách giải quyết thế nào?

Các chuyên gia gợi ý rằng mỗi ngôi nhà hay văn phòng, trường học đều cần lắp đặt máy cảm biến theo dõi chất lượng không khí. Các thiết bị này sẽ giúp chúng ta biết bầu không khí mình đang hít thở có sạch hay không, và từ đó có những giải pháp cần thiết để giải quyết nó. Dưới đây là một số phương pháp cần chú ý:

- Hệ thống thông gió là yếu tố quan trọng nhất khi muốn cải thiện chất lượng không khí. Chỉ cần được lắp đặt đúng cách, tạp chất gây ô nhiễm sẽ không tích tụ được trong nhà.

- Không nên trữ các loại hóa chất, thuốc diệt bọ, chất tẩy rửa hoặc xăng dầu trong khu vực sinh hoạt.

- Hạn chế sử dụng nến, thuốc lá hay bất kỳ công cụ tạo khói nào.

- Khi lau dọn, hãy để cửa sổ mở.

- Quạt thông gió trong nhà tắm cần phải chạy trong 60 phút sau khi tắm xong.

Tham khảo: BS, VT.co

Theo J.D

Helino

Trở lên trên