MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí mật đằng sau chuyện Fivimart, Big C,... niêm phong túi xách còn AEON thì không

10-01-2017 - 15:30 PM | Doanh nghiệp

Được tận hưởng dịch vụ tốt, bạn cũng phải bỏ ra chi phí đáng kể chứ không phải doanh nghiệp đang cho không bạn.

Như phần lớn khách hàng nào bước ra khỏi siêu thị AEON trong đại siêu thị AEON Mall Long Biên, chị Vân nở nụ cười hài lòng và tấm tắc khen phong cách lịch sự của người Nhật. Thậm chí ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội có lần còn thốt lên "Đi AEON, quên chìa khóa nhân viên ân cần mang trả, còn vào siêu thị Việt Nam cả ngày không được một lời chào tử tế". Một điều khiến chị Vân ấn tượng là tại AEON không bắt khách hàng niêm phong túi xách hay ba lô như siêu thị khác chị từng đến. AEON ngốc vậy sao? Họ không sợ khách hàng "bỏ nhầm đồ" rồi quên thanh toán sao?

Thực ra AEON hay các cửa hàng khác không hề dại, thậm chí họ biết sẽ xảy ra hiện tượng trộm cắp. Tuy nhiên những doanh nghiệp Nhật này có chiến lược riêng của mình.

Quyết định kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đều được xây dựng trên 3 trụ cột – chi phí, giá trị và giá cả. Chi phí là thứ doanh nghiệp trả cho nhân viên và nhà cung cấp để sản xuất và quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Giá trị là mức độ người mua nghĩ rằng những hàng hóa và dịch vụ đó sẽ khiến cuộc sống của họ tốt hơn, so với khi họ không có chúng. Và giá cả là thứ người mua trả. Đây là 3 yếu tố cơ bản trong những lựa chọn mà nhà điều hành phải đưa ra hằng ngày. Họ được trả tiền cho việc cân nhắc giải quyết 3 yếu tố đó.


3 trụ cột quyết định kinh doanh.

3 trụ cột quyết định kinh doanh.

Nói đơn giản hơn các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn việc đem lại cho khách hàng độ hài lòng cao về dịch vụ, trải nghiệm như chị Vân hay ông Phú từng thốt lên. Đây chính là cột giá trị trong quyết định kinh doanh của AEON.

Tuy vậy đổi lại AEON cũng phải bỏ ra chi phí cao hơn hẳn so với doanh nghiệp khác. Đó là trả tiền lương cao hơn cho nhân viên từ thu ngân tới bảo vệ để niềm nở với khách hàng. Đó là chi phí đào tạo bài bản, chuyên nghiệp theo phong cách Nhật để đem đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Đó là chi phí cho sự trung thực- việc ăn cắp đồ của khách hàng khi áp dụng chính sách không niêm yết túi xách,

Và trụ cột cuối cùng chính là giá cả. Rõ ràng chi phí cao của AEON không phải do doanh nghiệp này gánh mà cuối cùng được chuyển tới tay khách hàng. Chị Vân hay bất kỳ khách hàng nào tới AEON mua đồ sẽ thấy giá cả cao hơn so với việc vào BigC hay Fivimart. Hiểu đơn giản hơn một người vào AEON ăn cắp được đồ thì người gánh tổn thất này chính là bố mẹ hay bạn bè người này khi mua sắm tại đây.

Ngoài ra điều khác có thể thấy là việc đưa ra mức giá cao một phần vì thương hiệu, sản phẩm Nhật Bản và một phần cũng là cách sàng lọc khách hàng. Nhóm khách hàng đến AEON và chấp nhận mua đồ ở đây có thu nhập cũng không phải quá thấp cũng như thiếu thốn đến mức phải ăn cắp đồ. Tất nhiên trừ những người có sở thích lạ thường và số này rất ít, mức tăng giá với những khách hàng trung thực sẽ bù đắp được tổn thất cho AEON.

Vậy rõ ràng việc đến AEON, được tận hưởng dịch vụ tốt, bạn cũng phải bỏ ra chi phí đáng kể chứ không phải doanh nghiệp đang cho không bạn.

Theo Kim Thủy

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên