Bí mật đáng sợ trong chiến dịch giải cứu ở hang Tham Luang
Các thợ lặn mới đây đã tiết lộ một bí mật đáng sợ: Chiến dịch giải cứu các em nhỏ cuối cùng và huấn luyện viên khỏi hang Thái Lan có thể đã trở thành thảm họa khi máy bơm nước đã bị hỏng chỉ vài tiếng sau khi cậu bé cuối cùng được thoát ra.
- 11-07-2018Thợ mỏ mắc kẹt 69 ngày tại Chile khuyên các cầu thủ nhí Thái Lan tránh xa cám dỗ tiền bạc
- 11-07-2018Những người hùng trong chiến dịch giải cứu đội bóng nhí Thái Lan: Lúa hỏng có thể trồng lại được, chúng ta phải cứu những đứa trẻ trước
- 11-07-2018Clip: 18 ngày thần kỳ giải cứu đội bóng mắc kẹt ở Thái Lan
Ba thợ lặn người Úc tham gia vào công tác cứu hộ đã tiết lộ với báo The Guardian rằng, vào thời điểm máy bơm hỏng, họ cùng các nhân viên cứu hộ mới chỉ cách cửa hang 1,5 km trong khi mực nước trong hang dâng lên nhanh chóng.
Các nhân viên cứu hộ Thái Lan đưa ống dẫn vào trong hang để hút nước trong hang ra ngoài.
Họ kể lại rằng khi đang ở "phân khúc số 3" trong hang Tham Luang, họ nghe thấy rất nhiều tiếng la hét và sau đó là một đoàn người vội vàng chạy về phía khu đất khô khi nước dâng cao. "Những tiếng la hét đến rất gần chúng tôi bởi máy bơm nước chính đã bị hỏng, khiến nước dâng lên nhanh chóng", một trong ba thợ lặn cho biết. "Chúng tôi thấy rất nhiều ánh đèn pha từ trong hang tối vội vàng chạy ra ngoài. Mực nước thực sự đã cao lên đáng kể". |
100 nhân viên cứu hộ, trong đó có ba người nhái Hải quân Thái Lan và bác sĩ đã cùng ở lại với những người bị kẹt để theo dõi sức khỏe, đã phải nhanh chóng chạy thoát thân ra cửa hang sau đó.
Các thành viên của đội bóng “Lợn Hoang” đã được đưa ra ngoài sau 3 đợt cứu hộ đầy mạo hiểm, được bắt đầu từ ngày 8/7. Một đội ngũ gồm 19 thợ lặn dày dạn kinh nghiệm đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ đưa các cậu bé và huấn luyện viên 25 tuổi ra ngoài theo một con đường kéo dài 3,2km.
Bốn cậu bé đầu tiên được đưa ra vào ngày mùng 8, bốn cậu bé tiếp theo ra ngày mùng 9 và những người còn lại được thoát ra vào khoảng 8 giờ tối ngày mùng 10/7. Trong suốt quá trình cứu hộ, các cậu bé đã phải học cách thở bằng bình dưỡng khí để lặn qua các đường hầm hẹp và gai góc.
Trong đợt cứu nạn cuối cùng, khi ba người nhái hải quân và bác sĩ đi qua mỗi khu vực có các nhân viên cứu hộ trong hang, mỗi khu vực đều bắt đầu reo hò vui mừng và vỗ tay. Theo các thợ lặn người Úc, cảnh tượng đó giống như các cổ động viên bóng đá tạo sóng trên khán đài sân vận động.
Các nhân viên cứu hộ đã đứng thành hàng dọc, mỗi ngày đứng một nền đất đầy bùn suốt 8 tiếng đồng hồ để chuyền tay nhau cáng mà các em nhỏ nằm khi thoát ra. “Nếu có ai đó không làm tốt nhiệm vụ của mình, cáng sẽ rơi ra khỏi tay”, một thợ lặn nói.
Ban đầu, hành trình đưa các nạn nhân từ “khoang số 3” ra ngoài mất khoảng 4 đến 5 tiếng, tuy nhiên thời gian này đã giảm xuống còn 1 tiếng nhờ những nỗ lực hút nước bên trong ra ngoài cũng như các nhân viên cứu hộ liên tục dọn đường bằng xẻng. Trong phần lớn quãng đường từ vị trí bị kẹt ra ngoài, các em đã phải lặn trong một thời gian dài, song khi đến được khu đất khô ráo thì được đặt lên cáng.
Một câu chuyện nữa rất đáng chú ý, đó là bác sĩ đã lặn vào trong hang để hỗ trợ sức khỏe cho các em, ông Richard Harris sau khi đã thoát ra khỏi hang thì được thông báo rằng cha của ông vừa qua đời. Thiếu tá Alex Rubin của quân đội úc nói rằng ông Harris “là một trong những bác sĩ chuyên nghiệp nhất mà tôi từng được gặp”.
“Kỹ năng của ông ấy, vừa là bác sĩ vừa là một thợ lặn lâu năm đã đóng vai trò quan trọng đối với thành công của chiến dịch này, vốn đã được chính quyền Thái Lan điều phối chu đáo”, ông Rubin nói. “Ông ấy là một người rất khiêm tốn và tôi luôn dành sự tôn trọng đối với ông ấy khi ông phải chịu một sức ép rất lớn”.
Ông Rubin cho biết thêm: “Những cậu bé đã vượt qua vụ việc lần này cũng là những anh hùng và các binh lính đặc nhiệm Thái Lan đã làm mọi cách để cứu người. Tôi coi họ là những anh hùng thực thụ”.
Infonet