Bí quyết của người mẹ nuôi thành công 3 người con thành CEO và bác sĩ
Nếu có 1 trong những 7 điều mà người mẹ này chia sẻ, chứng tỏ bạn là bậc cha mẹ tốt, biết làm gương cho con mình.
- 09-01-2024Bà cụ U83 là mẹ của CEO, bác sĩ: Công thức nuôi dạy con nằm ở 7 điều "hơn người" này, ít người làm được
- 05-01-2024CEO từng bị chê cười vì ‘học kém’ tiếng mẹ đẻ, quyết tâm khởi nghiệp khi 10 tuổi, cái kết đáng khâm phục!
- 25-12-2023Nữ CEO Cỏ Cây Hoa Lá: Được trao đi những "bữa cơm có thịt", đôi khi còn hạnh phúc hơn cả sự nổi tiếng
Một trong những chìa khóa để nuôi dạy con cái thành công chính là cha mẹ làm gương. Ngay từ nhỏ, con cái đã quan sát và bắt chước những gì cha mẹ làm. Mọi hành động của cha mẹ đều có tác động đáng kể tới hành vi của con cái.
Esther Wojcicki là một nhà báo, nhà giáo dục người Mỹ và là tác giả cuốn sách bán chạy nhất "How to Raise Successful People" (tạm dịch: Cách nuôi dạy những người thành công). Cô có 3 cô con gái thành đạt là Susan (giám đốc điều hành của Youtube), Janet (bác sĩ) và Anne (đồng sáng lập và CEO của 23andMe).
Với tư cách là một người mẹ và là nhà giáo dục, Esther Wojcicki tiết lộ nếu cha mẹ có 7 hành vi dưới đây, chứng tỏ họ đã làm tốt hơn hầu hết những người khác.
1. Đúng giờ
Nếu không thể đến đúng giờ hẹn, ít nhất hãy gọi điện hoặc nhắn tin để báo cho đối phương biết. Đây là phép lịch sự thông thường và hiểu cho người khác.
Đúng giờ thể hiện sự tôn trọng đối với thời gian của đối phương. Thói quen đi muộn cho thấy điều ngược lại. Đây là điều mà Esther Wojcicki luôn nhấn mạnh với các học trò cũng như con cháu của cô.
2. Hạn chế sử dụng điện thoại
Nghiện điện thoại trong xã hội ngày nay là một vấn đề lớn. Một cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ kiểm tra điện thoại của họ trung bình 144 lần/ngày. Họ liên tục chú ý tới điện thoại như thể sợ bỏ lỡ mất điều gì đó quan trọng.
Nếu một đứa trẻ có cha mẹ nghiện điện thoại, lúc nào cũng sử dụng điện thoại liên tục, chúng sẽ bắt chước và khó tập trung làm bài tập về nhà.
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy trẻ có mẹ nghiện điện thoại gặp khó khăn trong việc hồi phục những cảm xúc như căng thẳng.
3. Ăn uống lành mạnh
Cha mẹ biết cách tự chăm sóc bản thân thông qua việc ăn uống lành mạnh, con cái sẽ bắt chước theo.
Trong gia đình của Esther Wojcicki, các cháu của cô sớm học được cách đọc nhãn thực phẩm, biết tránh đồ ăn vặt đã qua chế biến. Trong các lớp học, cô sẽ tịch thu soda nếu học sinh mang theo.
4. Ưu tiên gia đình
Dù cha mẹ đã ly hôn nhưng họ cũng nên làm gương cho con cái khi vẫn ưu tiên gia đình. Điều này sẽ dạy con cái cách đương đầu với những điều khó khăn, không như ý mà cuộc sống "ném" vào mình.
Một trong những cách tốt nhất để dạy về tầm quan trọng của gia đình là cùng nhau vui vẻ. Càng có nhiều trải nghiệm tích cực, trẻ càng cảm nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn. Đó có thể chỉ là chơi một trò chơi, đi đến công viên hoặc cùng nhau nhảy trên tấm bạt lò xo.
5. Không nói dối con cái
Cha mẹ cũng sẽ có lúc nói dối con cái mình, không phải lời nói dối nào cũng đều có hại. Tuy nhiên, nếu gian dối về những vấn đề quan trọng sẽ khiến con cái mất niềm tin vào cha mẹ.
Ví dụ, cha mẹ nói dối cửa hàng kem bây giờ không mở cửa nữa vì sắp tới giờ đi ngủ, lời nói này có thể vô hại. Thế nhưng, nếu nói với con bạn rằng không có ai khác đi xem buổi biểu diễn trong khi chúng phát hiện ra tất cả mọi người đều đi, đó lại là một vấn đề lớn.
6. Giữ được sự bình tĩnh
Một số cha mẹ khi tức giận không kìm chế được sẽ hét lớn. Điều này vô tình dạy con rằng, la hét là một cách giao tiếp được chấp nhận. Cha mẹ chửi bởi, nói tục khi tức giận nhưng lại dạy con không được làm như vậy, đó là điều rất mâu thuẫn.
Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể giữ được sự bình tĩnh nhưng hãy hạn chế việc bùng phát cơn thịnh nộ càng ít càng tốt. Nếu muốn con cái giữ được sự bình tĩnh, bản thân cha mẹ cũng phải là người như vậy.
7. Sẵn sàng nhận lỗi khi mình làm sai
Cha mẹ thường nói về lòng tốt, sự bao dung nhưng điều đó không có nghĩa bản thân họ biết cách thực hành chúng.
Trong suốt hàng chục năm giảng dạy, Esther Wojcicki đã học được cách tha thứ cho học sinh của mình dù có chuyện gì xảy ra. Điều đó không có nghĩa là không có hình phạt nhưng nó có nghĩa là cô luôn cho học sinh cơ hội để sửa chữa sai lầm.
Mặc dù việc thừa nhận sai lầm của mình là điều rất khó chịu nhưng nó đỡ hơn là cố gắng che đậy lỗi lầm của mình.
Tóm lại, nếu bạn có những hành vi trên, điều đó cho thấy bạn thực sự có đầu tư thời gian và công sức để dạy dỗ con mình, đó sẽ là nền tảng để trẻ phát triển tốt.
Phụ nữ số