Bí quyết để bạn có được hướng đi đúng về tài chính trong năm 2022: Tất cả đều phụ thuộc vào một mẹo kiểm soát dòng tiền
Cách duy nhất để xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp đó chính là biết tiền của bạn đã được chi tiêu vào việc gì mỗi ngày.
- 15-01-2022Đôi khi, “không làm gì” mới là cách quản lý tài sản tốt nhất: Thực hiện được 4 “Không” để thấy tiền âm thầm đầy dần lên trong túi bạn!
- 14-01-2022Buôn đất ai cũng biết là giàu, nhưng tiền đâu mua đất thì chẳng ai nói? "Người đẹp bán đất" Midu trả lời ngay 1 câu ngắn gọn nhưng rất nét
- 13-01-20224 thứ khiến tiền tài ly tán, của cải không giữ nổi, dù giàu tới đâu cũng nên tránh xa, nhất là khi bước vào giai đoạn quan trọng này của cuộc đời
Dịp cuối năm chính là thời điểm thích hợp để bạn xem xét tình hình tài chính cá nhân của mình. Theo một cuộc khảo sát gần đây từ công ty tài chính Affirm, cứ 10 người Mỹ thì có đến 7 người trả lời rằng họ thường chi tiêu vượt quá quỹ cá nhân họ cho phép vào các dịp lễ.
Tùy thuộc vào mức độ tiền mà bạn đã tiêu, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của việc quản lý cuộc sống tài chính của bạn trong năm mới này. Nếu bạn đã nhận ra tầm quan trọng của nó, bạn nên tập trung toàn lực vào một mục tiêu chính.
Theo như Jean Chatzky – một chuyên gia tài chính cá nhân, điều hành một trang blog uy tín nhận định rằng nếu bạn muốn năm 2022 trở thành một năm đáng nhớ về vấn đề tài chính, bạn sẽ cần biết bạn hiện có bao nhiêu tiền trong tay để có thể sử dụng nó một cách có chủ đích.
Kiểm kê để “biết tiền của bạn đang đi đâu”
Theo như Chatzky, kiểm soát tiền của bạn có nghĩa là bạn cần phải tạo ra ngân sách cho riêng mình. Đồng thời cô cũng cho rằng bạn sẽ không thể chuẩn bị ngân sách cho tương lai của mình nếu bạn không biết những khoản tiền bạn chi tiêu hiện tại là nhằm vào mục đích gì.
Cô nói: “Cách duy nhất để xây dựng một ngân sách phù hợp là biết tiền của bạn đang đi đâu trong ngày hôm nay. Bạn không thể chỉ đơn thuần nhìn về phía trước và nói, ‘Tôi sẽ chi tiêu như thế này’ mà không có dữ liệu về khoản tiền bạn hiện đang chi tiêu.”
Bạn có thể sử dụng phần mềm hoặc ghi nhận trên giấy tùy vào thói quen của bạn, thế nhưng điều quan trọng là bạn sẽ cần phải dành ra một tháng để theo dõi các khoản tiền mình đã sử dụng để hiểu cách bạn hiện đang chi tiêu. Chatzky nói: “Từ đó, bạn có thể thực hiện các thay đổi dựa trên việc bạn muốn tiền của mình sẽ dùng vào việc gì.”
Chatzky kể rằng con gái của cô đã cảm thấy đang bội chi. Sau 1 tháng theo dõi chi tiêu, họ đã tìm ra cô bé đã sử dụng rất nhiều tiền cho dịch vụ taxi, uống cà phê. Từ đó, cô bé bắt đầu đi tàu điện ngầm nhiều hơn, và rất nhanh sau đó tình hình tài chính đã có sự thay đổi rõ rệt.
Dự đoán những khoản chi lớn có thể “khiến bạn gặp rắc rối”
Khi đề cập đến việc giữ các khoản chi tiêu của bạn “đi đúng hướng”, điều này không có nghĩa là việc bạn đi xe Uber hay uống một tách cà phê buổi sáng sẽ tạo nên ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Trên thực tế, điều gây tác động đáng chú ý đến ngân sách của bạn đó chính là những sự kiện lớn trong cuộc sống.
Chatzky cho rằng: “Bạn phải cố gắng đoán trước được những khoản chi phí lớn sẽ khiến bạn gặp rắc rối và tìm cách để hạn chế những rủi ro đó.”
Đồng thời, cô cũng gợi ý cho bạn một cách để bảo vệ bạn khỏi những bất ngờ về việc tiêu tốn ngân sách đó là đảm bảo bạn đã được bảo hiểm đúng cách. Cô nhận định: “Đây là lúc bảo hiểm y tế phát huy tác dụng. Những người trẻ tuổi nghĩ rằng họ là bất khả chiến bại cho đến khi họ mắc phải bệnh cúm.”
Một điều quan trọng nữa là bạn phải tích lũy tiền mặt cho một quỹ khẩn cấp và lập kế hoạch để bổ sung vào quỹ đó.
Theo cô, cách tốt nhất để làm điều đó là thiết lập các khoản đóng góp tự động vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi tiền lương đến. Lý tưởng nhất hãy là bạn hãy tiết kiệm chi phí trong ba tháng nếu bạn có hai nguồn thu nhập hoặc sáu tháng nếu bạn đang sống bằng một khoản thu nhập duy nhất.
Đặt ra thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu của mình “để có được lợi nhuận tốt nhất”
Nếu bạn đang phân vân có nên rút ra thêm một khoản tiền nữa từ ngân sách hiện tại của bạn, thì có phải chăng lúc này bạn đang tự đặt câu hỏi cho mình cần làm gì bây giờ? Tất cả mọi người đều đang cố gắng giải quyết nhiều mục tiêu tài chính trong cùng một lúc, đó có thể là các mục tiêu như tiết kiệm để nghỉ hưu hoặc là trả nợ.
Chatzky khuyên rằng: “Bạn hãy nhìn vào những con số. Bằng cách đó, bạn có cho mình một lộ trình rõ ràng về việc số tiền đó sẽ được tiêu vào đâu. Mục tiêu của việc đó là nhận được lợi nhuận tốt nhất từ bất kỳ hay từ tất cả số tiền của bạn.”
Chatzky cũng cho biết thêm trong thời gian bạn đang xây dựng một quỹ khẩn cấp, hãy đảm bảo rằng bạn nhận được khoản đóng góp phù hợp cho quỹ hưu trí mà chủ lao động của bạn có thể cung cấp.
Sau đó, hãy đánh giá các khoản nợ còn lại của bạn và cố gắng thanh toán theo đúng lịch trình phù hợp với bạn. Ví dụ, nếu bạn nợ khoản vay sinh viên, bạn hãy lên kế hoạch trả nợ dựa theo thu nhập một cách hợp lý sau khi thanh toán các khoản phí sinh hoạt cần thiết.
Ngoài ra, bạn còn có thể xem xét mức lãi suất và số tiền còn lại trong khoản vay của bạn để lựa chọn món nợ cần ưu tiên thanh toán và lựa chọn danh mục đầu tư của mình tốt nhất.
Theo Grow