MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí quyết đưa công nghệ hạt nhân và tàu siêu tốc của Trung Quốc lên tầm cỡ thế giới: 'Copy' từ công ty nước ngoài và 'biến' thành của mình

27-01-2020 - 09:35 AM | Tài chính quốc tế

Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã xây dựng các nhà máy hạt nhân với tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào, công suất hạt nhân hiện đạt mức 43GW, chỉ đứng sau Pháp và Mỹ. Một lý do giải thích cho sự tiến bộ này là ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đã nhanh chóng có được kinh nghiệm nhờ sự "chia sẻ" của công ty nước ngoài.

Trong khu nhà máy rộng lớn của Dongfang Heavy Machinery Company (DFMH) - một công ty nhà nước có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông, có những thứ giống như một bộ áo giáp được thiết kế cho gã khổng lồ có hình dạng méo mó. 

Thực ra, đó là những phần được xây dựng nhằm chế tạo một thứ gì đó còn đáng sợ hơn lò phản ứng hạt nhân, hơi nước cao áp và nhiệt độ cao. Một số vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Số khác gần như đã sẵn sàng để ra khơi trên những chiếc sà-lan, để đến các địa điểm dọc theo bờ biển phía nam - nơi Trung Quốc đang phát triển ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân với tham vọng lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Năm 1996, với sự giúp đỡ của Framatome - một công ty của Pháp có hoạt động lâu đời trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã xây dựng một lò phản ứng tại Ling Ao cách Hồng Kông 60km. Một phần của thoả thuận là Framatome sẽ chia sẻ bí quyết của mình. Họ đã giúp một công ty địa phương trước đây từng chế tạo nồi hơi học cách chế tạo những tàu kim loại dày hàng mét, có thể chứa lò phản ứng hạt nhân bên trong một cách an toàn. Công ty đó chính là DFHM. Cũng như các tàu chứa lò phản ứng chính, giờ đây họ còn chế tạo máy tạo hơi nước, biến nhiệt hạt nhân trở thành năng lượng điều khiển tuabin và tạo ra điện. Zou Jie - CEO của DFHM, cho biết các sản phẩm của công ty ông hiện đang cạnh tranh với Framatome.

Một lý do giải thích cho sự tiến bộ này là ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đã nhanh chóng có được kinh nghiệm. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã xây dựng các nhà máy hạt nhân với tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào, công suất hạt nhân hiện đạt mức 43GW, chỉ đứng sau Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, không như 2 quốc trên, công suất của Trung Quốc đang ngày một tăng lên. Năm 1996, chỉ có 1% giá trị của các nhà máy hạt nhân đầu tiên đến từ các công ty trong nước, thì con số hiện tại là 85%.

Bí quyết đưa công nghệ hạt nhân và tàu siêu tốc của Trung Quốc lên tầm cỡ thế giới: Copy từ công ty nước ngoài và biến thành của mình - Ảnh 1.

Câu chuyện tương tự cũng có thể thấy ở mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc, dù trong đó có sự gián đoạn. Trung Quốc đưa ra lời cam kết với đường sắt tốc độ cao, giống như những nhà máy hạt nhân, dưới thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào đầu những năm 1990. Nhưng họ lại gặp trở ngại khi áp dụng công nghệ trong nước và đi vào ngõ cụt, thay vì tàu chạy bằng bánh xe thì nó lại chạy bằng từ trường. Các kỹ sư trên khắp thế giới đã thất bại khi thử nghiệm hệ thống này và Trung Quốc cũng vậy. Do đó, trong những năm 2000, Trung Quốc đã "nén lại" sự tự tôn và sử dụng tàu truyền thống từ các nhà cung cấp ở nước ngoài - với lời hứa hẹn sẽ cho phép các nhà thầu địa phương có thể bản địa hoá công nghệ đó.

Nhưng như với hạt nhân, một khi đã cam kết thì chính phủ sẽ thực hiện đến cùng. Cuối năm 2018, Trung Quốc đã có 29.000km đường sắt cao tốc, chiếm 2/3 tổng số đường sắt trên toàn cầu. Những đoàn tàu do nước này thiết kế lại không phù hợp với đường ray ở các nước đối tác là Nhật Bản và châu Âu. Nhưng 1 trong 4 mô hình tàu cao tốc được triển khai trong mạng lưới, được sản xuất hoàn toàn bởi Trung Quốc, hiện đã sẵn sàng để xuất khẩu.

Sự phát triển của Trung Quốc về năng lượng hạt nhân và tàu cao tốc cho thấy tiềm lực của công nghệ không phải chủ yếu nằm ở sự đổi mới. Điều quan trọng nhất đối với một công nghệ là nó sẽ trở nên hữu ích và hữu dụng như thế nào.

Đối với bất kỳ công nghệ nào dường như sẽ đáp ứng nhu cầu quốc gia nhưng đối mặt với nhiều vấn đề trong việc triển khai, như đường sắt cao tốc, hay lo ngại về an toàn chung, như hạt nhân, không có một "đồng minh" nào lớn hơn chính phủ Trung Quốc. Khi 1 tỷ người dân Hồng Kông ký vào bản kiến nghị phản đối việc xây dựng nhà máy hạt nhân ở gần đó, một bộ trưởng Trung Quốc đã "đập tan" những ý kiến đó và tuyên bố rằng "sự phản đối không có căn cứ khoa học" sẽ không thể khiến họ ngừng dự án.

Việc hiểu biết nhanh chóng về mọi thứ giúp cho việc cam kết về những dự án kỹ thuật lớn trở nên khả thi ở Trung Quốc hơn là các nơi khác. Dù đối mặt với ít rủi ro chính trị và nhiều lao động rẻ lành nghề, thì chi phí vốn của những dự án xây dựng nhà máy hạt nhân lại cực kỳ lớn. Dẫu vậy, chính phủ Trung Quốc và các công ty quốc gia lại không phải lo ngại về bảng cân đối kế toán.

Đối với những lo ngại về vấn đề an toàn chung, Trung Quốc có những động thái khá minh bạch. Khi 40 người thiệt mạng trong vụ tai nạn tàu cao tốc ở gần thành phố Ôn Châu năm 2011, người dân đã cực kỳ phẫn nộ. Sau đó, số lượng hành khách sụt giảm, việc triển khai những tuyến tàu mới bị tạm dừng, thủ tục an toàn được xem xét kỹ lưỡng. Kể từ đó, không còn vụ tai nạn tương tự nào xảy ra.

Bí quyết đưa công nghệ hạt nhân và tàu siêu tốc của Trung Quốc lên tầm cỡ thế giới: Copy từ công ty nước ngoài và biến thành của mình - Ảnh 2.

Theo lời ông Zou của DFHM, sau khi vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Fukishima - Nhật Bản, xảy ra cùng năm, chính phủ Trung Quốc thay đổi quan điểm từ "chủ động" sang "bảo thủ" và việc triển khai đều bị chậm lại. Điều này cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu đạt công suất 58GW đã đặt ra cho năm 2020. Zou dự đoán, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục xây dựng 8 lò phản ứng mỗi năm, thì họ sẽ đạt được mục tiêu 120GW vào năm 2030.

Một số lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc vẫn có thiết kế của nước ngoài. 2 phiên bản của AP1000 (Mỹ) và EPR (Pháp) đã bắt đầu hoạt động ở Trung Quốc trong 2 năm vừa qua. Nhưng điều đó cũng cho thấy lợi thế của Trung Quốc. Họ là quốc gia duy nhất (cả Mỹ và Pháp) cho đến nay đã xây dựng thành công 1 trong 2 thiết kế. Thay vì nhập khẩu thêm công nghệ hạt nhân, Zou và những công ty khác tìm cách xuất khẩu công nghệ của họ.

Trung Quốc xây dựng nhà máy phản ứng hạt nhân nhờ thiết kế của Pháp, sau đó dần dần dựa trên thiết kế của Mỹ nhưng sau đó hoàn toàn có thể tuyên bố đó hoàn toàn là của họ. Dù chưa có nhà máy nào thực sự hoàn thiện, nhưng 2 nhà máy đã được xây dựng gần thành phố Karachi ở Pakistan. Một kế hoạch khác đang được thực hiện ở Argentina và Anh dự định sẽ xây dựng ở Bradwell (Essex). Một lợi thế của việc xuất khẩu công nghệ này là người Trung Quốc có thể có được bản thiết kế được các nhà quản lý nước ngoài cân nhắc kỹ lưỡng. Trong khi đó, việc cơ quan quản lý hạt nhân Trung Quốc thúc giục phát triển ngành công nghiệp này sẽ mang đến những lo ngại về vấn đề an toàn.

Sự phát triển của ngành hạt nhật Trung Quốc đã diễn ra khá tốt đẹp. Các thoả thuận chuyển giao công nghệ với các công ty nước ngoài như Framatome đã được thực hiện mà không vấp phải sự tranh cãi. Mức lương thấp cho công nhân sản xuất, cộng với những khoản trợ cấp mà nhà nước hỗ trợ giúp cho các nhà máy hạt nhân Trung Quốc là một trong những nơi có mức giá phải chăng nhất thế giới.

Dù nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng năng lượng hạt nhân có thể đóng vai trò thực sự nhỏ bé trong hệ thống năng lượng của tương lai, thì việc xuất khẩu nhà máy hạt nhân có lẽ chưa bao giờ là một ngành kinh doanh lớn. Ở hầu hết các quốc gia, điện không carbon mà công nghệ này cung cấp sẽ không rẻ như điện gió hay mặt trời. Trung Quốc cũng nhận thức được điều này. Ngành công nghiệp tái tạo của họ đã phát triển nhanh hơn cả năng lượng hạt nhân và hai nguồn này hiện đang cung cấp cho đất nước điện năng tương tự nhau. Dẫu vậy, đây là câu chuyện về tận dụng công nghệ nước ngoài, bản địa hoá và nhân rộng nó. Dù đó là tua-bin, lò phản ứng, tàu hoả hay vệ tinh không gian, thì Trung Quốc đã làm chủ được quy trình này.

Tham khảo Economist

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên