MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí quyết tài chính của cô gái 27 tuổi có thu nhập tăng từ 12.000 USD/năm lên 650.000 USD/năm

10-02-2022 - 17:16 PM | Lifestyle

Dù thu nhập của đã tăng từ 12.000 USD lên 650.000 USD sau 4 năm, Lauren Simmons vẫn luôn hiểu rõ về mong muốn cũng như nhu cầu của mình và bám sát kế hoạch tiết kiệm 85% thu nhập.

Bài viết là chia sẻ của Lauren Simmons - doanh nhân và người dẫn chương trình trực tuyến "Going Public". 

Ở tuổi 22, tôi trở thành nữ giao dịch viên toàn thời gian trẻ nhất Phố Wall và là nữ giao dịch viên người Mỹ gốc Phi thứ hai trong lịch sử 229 năm của Sở giao dịch chứng khoán New York.

Giờ đây, với tư cách là một doanh nhân 27 tuổi và là người dẫn chương trình trực tuyến “Going Public", tôi đang sử dụng những gì tôi học được để giúp thế hệ trẻ có những cuộc trò chuyện thân mật về cách đưa ra các quyết định tài chính thông minh.

Tôi nhận thấy một điều rằng, hầu hết mọi người đều có thói quen chi tiêu kém và gặp khó khăn trong việc tiết kiệm. Thực tế, tôi vẫn duy trì thói quen tiết kiệm 85% thu nhập hàng năm của mình. Đây chỉ là điều mà tôi đã được dạy khi còn nhỏ; nếu tiền trợ cấp hàng tháng của tôi là 50 USD thì tôi sẽ chỉ chi tiêu 7-8 USD trong tháng đó.

Dù tôi hiểu rằng hoàn cảnh của mọi người có thể khác nhau, nhưng đây là những thói quen đã giúp tôi tiết kiệm và tích lũy tài sản:

1. Hạn chế lạm phát lối sống

(Lạm phát lối sống, hay còn gọi là Lifestyle Creep, đề cập đến việc một cá nhân sẽ gia tăng chi tiêu khi thu nhập của họ tăng lên)

Với công việc đầu tiên ở Phố Wall vào năm 2017, tôi đã kiếm được 12.000 USD mỗi năm. Giờ đây, thu nhập hàng năm của tôi đã tăng hơn 5.000% - chủ yếu là thông qua chương trình phát trực tuyến và các sự kiện diễn thuyết.

Dù thu nhập tăng từ 12.000 USD lên 650.000 USD, tôi vẫn luôn hiểu rõ về mong muốn cũng như nhu cầu của mình và luôn bám sát kế hoạch tiết kiệm 85%.

Bí quyết tài chính của cô gái 27 tuổi có thu nhập tăng từ 12.000 USD/năm lên 650.000 USD/năm - Ảnh 1.

Lauren Simmons từng là nữ "trader" trẻ nhất phố Wall. Ảnh: Lauren Simmons

2. Trả trước tiền thuê nhà

Tôi trả trước tiền thuê nhà cho cả năm. Bằng cách đó, nếu gặp phải tình huống bất ngờ ảnh hưởng đến tài chính, tôi cũng không cần lo lắng về chi phí nhà ở của mình.

Nếu bạn không thể trả trước cả năm, hãy cố gắng trả trong sáu tháng, sau đó bắt đầu tiết kiệm trong sáu tháng tiếp theo. Nếu bạn đặt ra một khoản chi phí cố định trong ngân sách của mình, bạn sẽ chi tiêu ít hơn cho những thứ không cần thiết.

3. Chọn xe điện thay vì xe ga

Khi chuyển tới New York (nơi sử dụng phương tiện giao thông công cộng) đến California vào năm 2021, tôi biết mình phải mua một chiếc ôtô. Vì lý do môi trường, tôi đã chọn xe điện thay vì một chiếc xe hơi. Và nó đã tạo ra sự khác biệt cho ngân sách của tôi.

Trong khi bình xăng trung bình ở California là 4,68 USD, tôi chỉ tốn chưa đến 30 USD mỗi tháng để sạc xe điện. Có rất nhiều xe điện mới tung ra thị trường và tôi khuyên bạn nên tìm một chiếc phù hợp với túi tiền của mình.

3. Không chi tiền cho đồ ăn vặt

Tôi khá chú ý đến những gì nạp vào cơ thể mình. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh đôi khi có thể đắt hơn, nhưng những gì tôi ăn đã giúp tôi tập trung và tràn đầy năng lượng.

Tôi đặt ra ngân sách mua hàng tạp hóa là 250 USD mỗi tháng và tuân thủ nghiêm ngặt. Để cắt giảm chi phí, tôi không mua đồ ăn nhẹ có đường hoặc các mặt hàng đắt tiền và không tốt cho sức khỏe. Tôi mua nhiều trái cây tươi để thay thế cho các món đồ ăn vặt.

4. Chia sẻ tài khoản xem trực tuyến với gia đình

Tôi trả tiền cho dịch vụ Hulu. Trong khi đó, một trong những thành viên trong gia đình khác có tài khoản Netflix và một người khác trả phí video Prime.

Điều này cho phép tất cả chúng tôi được xem các chương trình mình yêu thích và là một cách dễ dàng để truy cập vào nhiều dịch vụ phát trực tuyến trong khi tiết kiệm hàng trăm USD mỗi năm.

5. Tập luyện tại nhà

Mua thẻ tập tại phòng gym có thể rất tuyệt vời nhưng cũng rất tốn kém. Ở New York, nó có thể khiến bạn mất thêm tới 3.260 USD mỗi năm.

Đối với tôi, bài tập thể dục trọng lượng cơ thể mà tôi có thể thực hiện ở bất cứ đâu là người bạn tốt nhất của mình. Tôi cũng đầu tư vào tạ và một số thiết bị tập thể dục khác, cho phép tôi tập luyện tại nhà cùng với các video tập luyện yêu thích trên YouTube.

Tôi cũng tận dụng lợi thế của việc đi bộ đường dài và các hoạt động ngoài trời miễn phí khác giúp cơ thể vận động. Tôi thích đi xe đạp và mặc dù không mua xe riêng, hiện nay có nhiều dịch vụ cho thuê miễn phí giờ đầu tiên.

6. Biết mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân

Hiểu được mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân có thể giúp quyết định cách bạn tiết kiệm và đầu tư. Tôi thận trọng với các lựa chọn đầu tư của mình, nhưng tôi cân bằng nó với rủi ro thực tế.

Ví dụ: một trong những tài khoản tiết kiệm của tôi trị giá 10.000 USD và chỉ tăng lên 10.053 USD trong hai năm. Đó không phải là phương án lý tưởng, nhưng ít nhất tôi biết mình sẽ không mất khoản đầu tư đó. Trong khi đó, khoản đầu tư của tôi vào một cổ phiếu có rủi ro cao hơn đã tăng từ 327 lên 5.900 USD trong vòng chưa đầy 12 tháng vào năm ngoái.

7. Du lịch “trái mùa”

Vì chúng ta vẫn đang sống trong đại dịch, tôi thường làm việc ở nhà. Nhưng ngay cả khi tăng tính linh hoạt, tôi vẫn cần duy trì tinh thần minh mẫn. Vì vậy, tôi đi du lịch.

Du lịch “trái mùa” giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều tiền. Một trong những nơi yêu thích của tôi để đi du lịch ở Mỹ là Florida. Tôi phải trả ít hơn từ 45% đến 65% cho tiền vé máy bay và tiền thuê nhà trên bãi biển vào mùa xuân và mùa thu so với vào mùa hè. Và thời tiết cũng vẫn tuyệt vời như vậy!


Theo Linh Lam

Người đồng hành

Trở lên trên