MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bị sa thải sau 10 năm làm việc, tôi rút ra được một đạo lý: Người trưởng thành chỉ nói chuyện bằng năng lực, sống quá cảm tính ắt thiệt thân!

27-04-2020 - 20:31 PM | Sống

Bản chất của công việc chính là đem lại lợi ích cho đôi bên. Công ty cần những người có thể tạo ra giá trị cho công ty, còn nhân viên thì cần tiền lương mà công ty đưa ra để trang trải chi phí sống.

Hôm nay, tôi vô tình nhìn thấy một cư dân mạng chia sẻ câu chuyện của mình:

Anh ta làm việc ở một công ty Internet đã được 10 năm. Công ty đã đi cùng anh ta suốt cả quãng thời gian khi mới tốt nghiệp đến lúc mua nhà, kết hôn, sinh con. Anh ta cũng theo dõi từng bước phát triển của công ty, thành tích ngày một tăng, nhìn thấy người đến người đi vô số, nhưng dù đã qua bao nhiêu năm, anh ta vẫn chưa bao giờ có ý định nghỉ việc ở đây.

Nhưng gần đây, do mới sinh đứa con thứ hai, sức khỏe vợ anh ta không tốt lắm, mọi việc chăm sóc con cái đều đổ dồn lên người anh ta. Chịu quá nhiều áp lực, mệt mỏi và kiệt sức khiến anh ta làm việc thường không tập trung, dẫn đến hiệu suất công việc kém hơn lúc trước.

Biết được vấn đề ở bản thân mình, anh ta vẫn luôn cố gắng nghĩ biện pháp điều chỉnh. Anh ta nghĩ rằng mình và ông chủ đã quen nhau lâu như vậy, theo ông ấy làm việc biết bao nhiêu năm, nên anh ấy muốn thương lượng với ông chủ cho mình điều chỉnh hàm lượng công việc nhẹ hơn trong một thời gian ngắn thôi, nhất định ông chủ sẽ đồng ý.

Tự tin là thế, nhưng thật không ngờ chỉ mới sau một tháng, anh ta lại nhận được đơn sa thải từ công ty.

Khi đó, cả người anh ta như chết lặng. Anh ta cảm thấy bản thân thật ngu ngốc, tự hủy hoại tuổi trẻ của mình. Lúc trước, năm 26 tuổi, anh ta vốn dĩ có thể nhảy sang công ty khác có điều kiện tốt hơn, nhưng vì lời tâm sự đầy tâm huyết của ông chủ, muốn anh ta cùng ông giúp công ty vượt qua khó khăn lúc đó, anh ta đã gật đầu đồng ý.

Giờ có hiểu ra cũng đã muộn, sống quá cảm tính đúng là chỉ khiến bản thân mang thiệt thòi về mình.

Giống như trong tình yêu, nếu bạn gửi gắm tình cảm cho một người không yêu mình, không coi trọng mình, vậy đoạn tình yêu này sớm muộn gì cũng hủy hoại chính bản thân bạn.

Bị sa thải sau 10 năm làm việc, tôi rút ra được một đạo lý: Người trưởng thành chỉ nói chuyện bằng năng lực, sống quá cảm tính ắt thiệt thân! - Ảnh 1.

Hiện tại, em bé vừa mới sinh, tiền sữa bột, tã lót còn không có, thêm cả tiền vay thế chấp và chăm lo cho cha mẹ hai bên, anh ta cảm thấy vô cùng áp lực.

Thất nghiệp, là đả kích lớn nhất đối với anh ta.

Khi đó, tâm trạng anh ta thường luôn không tốt, khiến vợ chồng thường hay cãi nhau. Nhưng may mắn thay, anh ấy có một người vợ biết thấu hiểu, cô ấy nói với anh:

"Bây giờ việc cũng đã mất rồi, cũng không phải chuyện gì to tát, vì chuyện này vốn dĩ cũng do bản thân anh làm không tốt trước. Nếu đã bị sa thải, chúng ta đi tìm công ty khác là được, cần gì phải tiêu tốn tâm tư lên việc vốn đã xảy ra. Hiện tại, cái anh cần làm là nên thương lượng với công ty về tiền bồi thường khi bị sa thải, sau đó điều chỉnh cảm xúc, bình tĩnh mà tìm kiếm công việc mới."

Lúc này, anh ta mới giật mình nhận ra, trong khi anh ta cứ lo được lo mất vì chuyện không thể thay đổi, thì vợ anh ta vẫn có thể bình tĩnh, nhìn thấu mọi vấn đề như thế.

Đúng vậy, ngoài xã hội cũng có không ít người như anh ta, dù có làm hơn 10 năm đi nữa, bị đuổi việc bất ngờ cũng là chuyện thường tình. Anh ta có thể không vui, vì dù sao làm việc với công ty lâu như thế, có tình cảm với nó là việc hiển nhiên. Nhưng anh ta không nên yếu đuối như thế, suốt ngày cứ sầu lo, giận dỗi. Gặp vấn đề này, điều cần làm chính là sáng suốt thoát khỏi chuyện cũ, đi tìm công việc mới.

Bị sa thải sau 10 năm làm việc, tôi rút ra được một đạo lý: Người trưởng thành chỉ nói chuyện bằng năng lực, sống quá cảm tính ắt thiệt thân! - Ảnh 2.

1. Ổn định tâm trạng

Thực ra có nhiều khi, chúng ta đã quá xem trọng tình cảm rồi, người sống quá cảm tính lúc nào cũng là người tổn thương nhiều hơn. Nhưng khi làm việc, tốt nhất dùng lý tính để xử lý vấn đề sẽ tốt hơn nhiều là cho vào đó quá nhiều cảm xúc cá nhân.

Bởi vì trên thực rế, bản chất của công việc chính là đem lại lợi ích cho đôi bên. Công ty cần những người có thể tạo ra giá trị cho công ty, còn nhân viên thì cần tiền lương mà công ty đưa ra để trang trải chi phí sống.

Chỉ có đôi bên phối hợp tốt với nhau, cả hai bên mới có thể tồn tại. Công ty cần được phát triển, thì cuộc sống nhân viên mới theo đó mà được đảm bảo. Nhưng nếu nhân viên không đáp ứng được yêu cầu đó, công ty tất nhiên sẽ sa thải và cho người đó nghỉ việc.

Thế nên, đây thực chất chỉ là một hoạt động giao dịch, chúng ta không cần sống quá cảm tính trong chuyện này.

Bị sa thải sau 10 năm làm việc, tôi rút ra được một đạo lý: Người trưởng thành chỉ nói chuyện bằng năng lực, sống quá cảm tính ắt thiệt thân! - Ảnh 3.

2. Sa thải phải đòi bồi thường

Trong thời gian còn hợp đồng, nếu công ty đột nhiên muốn chấm dứt hợp đồng, như vậy công ty sẽ phải bồi thường cho người lao động. Do đó, chúng ta có thể kiểm tra cẩn thận luật lao động, xem kĩ số tiền cần bồi thường là thế nào, rồi bàn bạc kĩ với cấp trên.

Tại thời điểm này, đừng nhắc gì nhiều đến tình cảm, đừng dùng "10 năm cống hiến hết mình" làm lý do lưu lại. Bởi vì công ty muốn sa thải một ai đó, nghĩa là họ đã suy nghĩ kĩ.

Vậy chúng ta chỉ nên cố gắng xử lý cho tốt chuyện còn lại, cố gắng dành thêm lợi ích riêng về mình càng nhiều càng tốt.

Thay đổi công việc là một vấn đề khó khăn, vì bạn sẽ phải đối mặt với một thời gian dài phỏng vấn và chờ kết quả. Công việc sau còn có thể xa nhà, hoặc điều kiện thấp hơn. Do đó, hiện tại cố gắng lí trí mà kêu công ty cũ bồi thường thỏa đáng cho chính mình.

3. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếp theo

Khi chúng ta nhận được thông báo công ty đã chấm dứt hợp đồng, vậy chúng ta hãy nhanh chóng chuẩn bị lại CV, hồ sơ xin việc mới, để tiếp tục cuộc phỏng vấn mới, tìm ra một công việc khác. Như vậy mới có thể giảm đi bớt thời gian suy nghĩ linh tinh, tránh lo lắng vô ích, cũng như cắt ngắn thời gian nghỉ việc không lương, nhanh chóng tìm ra nguồn thu nhập mới.

Theo Thiên Tuyết

Trí thức trẻ

Trở lên trên