Bị sếp sa thải do phản đối làm thêm giờ cuối tuần, nam nhân viên kiện công ty: Tòa phán quyết 1 bên phải chịu phạt 50 triệu đồng
Sau khi nghe phán quyết của tòa án địa phương, công ty này đã kháng cáo lên toà án cấp cao hơn nhưng kết quả không như mong đợi.
- 27-12-2024Tết đến bị hỏi khó “Khi nào lập gia đình?”, “Bao giờ có con?”, người EQ cao đáp khéo theo cách này vừa được khen tinh tế lại thông minh
- 25-12-2024Sau 1 cú gõ búa, người đàn ông phát hiện cả kho ‘vàng đen’ gây chấn động thế giới: Giá trị ước tính lên đến 340 nghìn tỷ đồng
- 24-12-2024Người phụ nữ ngồi xe lăn bất ngờ bị tố gây tai nạn giao thông phải bồi thường 3,8 tỷ đồng: Cảnh sát vào cuộc phát hiện còn đứng tên 17 xe BMW và Audi mà không hay biết
Chu Dương vừa gia nhập 1 công ty công nghệ ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Theo đánh giá của anh, mức lương và đãi ngộ tại đây không tốt như công ty cũ. Song anh vẫn quyết định qua đây làm. Vì theo như giới thiệu của bộ phận nhân sự, cán bộ công nhân viên của công ty hoàn toàn được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Thậm chí, trong thư mời đi làm, người đại diện công ty cũng nêu rõ thời gian làm việc chỉ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Chính điều này khiến anh cảm thấy hài lòng và đồng ý nhận việc ngay sau khi có kết quả phỏng vấn.
Theo đó, ngày đầu tiên đi làm của Chu Dương là thứ 5. Anh thầm nghĩ chỉ cần làm việc thêm 1 ngày nữa là được nghỉ trọn vẹn 2 ngày cuối tuần. Tuy nhiên, điều không ngờ tới là vào 9h sáng ngày thứ 7, khi đang ngủ ngon, anh bất ngờ bị đánh thức bởi một cuộc điện thoại. Ngay khi anh vừa nhấc máy, vị sếp ở đầu dây bên kia đã la lớn: “Sao hôm nay anh không đi làm?” Bối rối với câu hỏi vừa nghe được, anh đáp lại: “Hôm nay không phải thứ bảy là được nghỉ sao?”.
Thấy nhân viên mới đến dường như chưa nắm rõ được lịch đi làm, vị sếp này nói rõ: “Thứ 7 vẫn phải đi làm bình thường. Mọi người trong phòng đều có mặt tại đây. Anh khẩn trương đến công ty để làm việc”.
Sau khi nghe người quản lý nói lại lịch làm việc, Chu Dương cảm thấy có sự vô lý. “Trong hợp đồng lao động của công ty đã nêu rõ, nhân viên công chỉ làm việc hết ngày thứ 6. Nhưng hôm nay là thứ 7, sếp lại yêu cầu tôi đi làm mà không có thông báo hay hỏi trước đó. Điều này là trái với quy định trong hợp đồng. Nên tôi sẽ không làm”, nam nhân viên này nói.
Nhận thấy nhân viên mới khá cứng đầu, người quản lý công ty liền nổi giận và nói lớn vào điện thoại: “Nếu anh không đến làm thêm vào ngày thứ 7, tôi cho anh nghỉ việc luôn kể từ tuần sau”.
Sau khi nghe được lời nói này, Chu Dương cảm thấy vô cùng thất vọng. Anh tưởng rằng cuối cùng mình cũng tìm được công việc tốt và ưng ý. Không ngờ chỉ sau 2 ngày vào làm, anh đã bị sếp sa thải vì không làm thêm giờ.
Cho rằng công ty chấm dứt hợp đồng lao động một cách vô lý như vậy là vi phạm pháp luật, nam nhân viên đã kiện đơn vị này ra toà án địa phương.
Theo điều 41 Luật Lao động của Trung Quốc, do nhu cầu sản xuất, vận hành, người sử dụng lao động có thể kéo dài thời gian làm việc sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn và người lao động.
Nói cách khác, người lao động có toàn quyền được biết và tham gia và quá trình này. Người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động làm thêm giờ và không được lấy do này để giảm lương hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong trường hợp này, công ty đã ép Chu Dương làm thêm giờ mà không hỏi ý kiến nhân viên là vi phạm pháp luật.
Chưa hết, theo điều 40 Luật Hợp đồng lao động Trung Quốc, người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong một số trường hợp nhất định nhưng phải thông báo cho người lao động bằng văn bản trước 30 ngày. Ngoài ra, người sử dụng lao động có thể lựa chọn chấm dứt ngay hợp đồng lao động sau khi trả thêm cho người lao động một tháng lương.
Tuy nhiên, công ty nơi Chu Dương làm việc đã chấm dứt quan hệ lao động với nhân viên và chỉ thông báo bằng lời nói. Anh cũng không nhận được khoản bồi thường 1 tháng lương khi được cho thôi việc. Toà án khẳng định đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Sau cùng toà án phán quyết doanh nghiệp này thua kiện và phải bồi thường cho Chu Dương số tiền 15.000 NDT (hơn 50 triệu đồng).
Công ty không hài lòng với phán quyết của tòa án địa phương nên đã kháng cáo lên tòa án cấp cao. Tuy nhiên, tòa án cấp cao sau khi xem xét kỹ vụ việc đã bác bỏ đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án ban đầu.
(Theo Toutiao)
Đời sống pháp luật