MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bị Trung Quốc "soán ngôi", Mỹ nỗ lực cũng không thể bắt kịp ở một chỉ số - Chuyên gia nói gì?

28-02-2024 - 09:47 AM | Tài chính quốc tế

Quần đảo Thái Bình Dương là một trong những khu vực cạnh tranh chính của hai cường quốc, khi cả hai đều mở rộng sự hiện diện trong khu vực trong năm qua.

Trung Quốc hơn Mỹ số cơ quan ngoại giao toàn cầu

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 27/2, Chỉ số Ngoại giao Toàn cầu do Viện Lowy (Australia) mới đây công bố cho thấy Trung Quốc là quốc gia có lực lượng ngoại giao lớn nhất thế giới, nhỉnh hơn một chút so với Mỹ.

Cụ thể, Trung Quốc có 274 cơ quan ngoại giao trên khắp thế giới, trong khi Mỹ có 271 cơ quan.

"Sự cạnh tranh giữa các cường quốc diễn ra phổ biến trong lĩnh vực ngoại giao cũng như trong các lĩnh vực khác, trong đó Mỹ và Trung Quốc thống trị bảng xếp hạng", báo cáo của Lowy cho biết.

"Cạnh tranh địa chính trị đã tập trung vào khu vực Thái Bình Dương và châu Á".

Lowy cũng tiết lộ, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng cơ quan ngoại giao vào năm 2019 và Washington đã không bắt kịp mặc dù đã mở thêm nhiều cơ quan đại diện kể từ đó.

Dù vậy, các nhà quan sát ngoại giao cảnh cho rằng không vì điều này mà Bắc Kinh sẽ có quyền lực và ảnh hưởng lớn hơn Mỹ.

Chỉ cần 5 năm, Trung Quốc

Đại sứ quán Trung Quốc ở Mỹ. Ảnh: Tân Hoa Xã

"Số lượng cơ quan ngoại giao chỉ có nghĩa là có sự đại diện tốt hơn trên thực địa. Điều này có thể nhưng không nhất thiết sẽ mang lại mối quan hệ tốt hơn hoặc đạt được mục tiêu hiệu quả hơn", Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore Chong Ja Ian nhận định.

Giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông (Thượng Hải) Josef Gregory Mahoney cũng đồng ý với quan điểm này và cho rằng Bắc Kinh không coi đây là một "trò chơi có tổng bằng 0".

Ông nói: "Tôi không nghĩ chúng ta có thể nói đơn giản rằng có nhiều cơ quan hơn hoặc nhiều đại diện hơn có nghĩa là Trung Quốc đang thắng trong cuộc chiến ngoại giao".

Mục tiêu của Mỹ-Trung Quốc 

Nghiên cứu của Lowy cho thấy, Trung Quốc có sự hiện diện ngoại giao lớn hơn ở Châu Phi, Đông Á, Quần đảo Thái Bình Dương và Trung Á, trong khi Mỹ có nhiều nhà ngoại giao hơn ở Châu Âu, Bắc và Trung Mỹ và Nam Á.

Theo ông Chong, điều này nêu bật các lĩnh vực quan tâm truyền thống của cả hai nước.

"Bắc Kinh đặc biệt đang tìm cách xây dựng mối quan hệ ở Châu Phi và Thái Bình Dương. Họ luôn có ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Đông Á - khu vực quê nhà, trong khi Washington đang tăng cường tính đại diện quốc tế...", ông nói.

Báo cáo cũng nhấn mạnh “sự cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng tăng” trên khắp Nam Thái Bình Dương, nơi cả hai nước đều tăng cường hiện diện, trong đó Australia và một số nước châu Âu cũng tham gia sâu hơn.

Năm ngoái, Trung Quốc và Mỹ đã mở đại sứ quán tại Quần đảo Solomon, quốc gia đã ký hiệp ước an ninh với Bắc Kinh vào năm 2022 sau khi chấm dứt quan hệ ngoại giao với đảo Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2019. 

Cùng năm, Mỹ cũng đã mở đại sứ quán đầu tiên tại Tonga, trong khi Trung Quốc được cho đã đưa lực lượng cảnh sát đến Kiribati làm nhiệm vụ.

Theo SCMP, việc Bắc Kinh mở rộng ngoại giao đã ảnh hưởng tới đảo Đài Loan khi 10 quốc gia đã đình chỉ quan hệ ngoại giao với đảo này và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục kể từ năm 2016, gần đây nhất là Nauru.

Trung Quốc luôn khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và các nước phải cam kết với nguyên tắc "một Trung Quốc" như là điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao.

Báo cáo của Lowy cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ xếp ở vị trí thứ ba với 252 cơ quan ngoại giao trên khắp thế giới, trong đó Nhật Bản ở vị trí thứ tư với 251 cơ quan.

Theo An An

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên