MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bị ung thư lại tưởng viêm họng: 3 dấu hiệu điển hình cần nhớ, ai có cần đi khám sớm

22-07-2019 - 14:18 PM | Sống

Mỗi ngày, các bác sĩ Bệnh viện K trung ương tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân bị ung thư thực quản vào khám và điều trị. Đặc biệt, bệnh đang có xu hướng trẻ hoá.


Ung thư thực quản tưởng viêm họng

Bà Nguyễn Thị Yến (quê Phú Thọ) xuống Hà Nội khám với chẩn đoán trước đó ở Phú Thọ theo dõi ung thư thực quản. Con gái bà Yến kể, bà Yến cảm giác nuốt nghẹn khoảng nửa năm nay. Tuy nhiên, khi đi khám bác sĩ lại cho rằng bà bị viêm họng hạt và chỉ điều trị viêm họng hạt.

Tình trạng không đỡ, cơn nuốt nghẹn ngày càng tăng lên. Bà Yến lại nghĩ do bệnh tuổi già, trước đây cha của bà Yến bị hen phế quản mỗi lần ăn gì cũng nghẹn cứng cổ. Bà cứ sống chung với nuốt nghẹn. Đến khi bệnh xâm lấn gây đau bụng bà Yến đi khám.

Bị ung thư lại tưởng viêm họng: 3 dấu hiệu điển hình cần nhớ, ai có cần đi khám sớm - Ảnh 1.

Dấu hiệu của ung thư thực quản

Nội soi dạ dày vì nghi ngờ viêm dạ dày, tuy nhiên khi đưa ống nội soi xuống thì đến 1/3 thực quản giữa đã bị bít bởi khối u thành thực quản lớn. Bác sĩ nghi ngờ ung thư thực quản vì khối u loét sùi, có chảy dịch máu.

Sau khi được tuyến dưới chẩn đoán, con bà Yến không yên tâm nên đưa bà xuống Hà Nội kiểm tra cho chắc chắn. Bà Yến đã được nội soi bấm sinh thiết và kết quả giải phẫu bệnh là ung thư thực quản.

Bác sĩ tư vấn trường hợp của bà Yến phải phẫu thuật mở thông ống dạ dày để ăn vì nếu không phẫu thuật thì bệnh của bà sẽ nặng. Khối u to bệnh nhân không ăn được thức ăn sẽ gây suy kiệt cơ thể.

Hiện tại, bà Yến đã sụt 5 kg so với trước khi bị bệnh. Việc đặt ống xông dạ dày ăn uống đều phải bơm qua xilanh đưa vào bụng.

Tương tự trường hợp của ông Nguyễn Văn Trung (quê Hải Hậu, Nam Định) vừa được chẩn đoán ung thư thực quản. Ông Trung có tiền sử uống rượu hơn 20 năm nay. Khi có dấu hiệu mệt mỏi, khó nuốt ông Trung vẫn không đi khám.

Con trai thấy bố khó nuốt, da sạm mới đưa ông đến bệnh viện tỉnh khám và được chẩn đoán ung thư thực quản. Hiện ông Trung đang xạ trị và đã được mở thông dạ dày hơn 1 tháng trước.

Từ khi xạ trị ở thực quản, do tác dụng phụ khiến ông Trung luôn mệt, ăn uống kém vì khó tiêu. Tăng tiết nước bọt. Hàng ngày, ông chỉ ăn qua ống xông nên chẳng cảm nhận được hương vị của thức ăn như thế nào. Chỉ khi rơi vào bệnh tật, ông Trung thấy hối tiếc. Có lúc ngửi mùi cơm cũng thèm nhưng không ăn được mà được bơm trực tiếp vào dạ dày.

Dấu hiệu cần nhớ

Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Ánh Tuyết, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện K trung ương chia sẻ, ung thư thực quản là một trong 10 loại ung thư thương gặp ở nam giới, đứng thứ 3 trong các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa sau ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày. Theo số liệu của GLOBOCAN 2018 có khoảng 500.000 ca được chẩn đoán mới và 450.000 ca tử vong.

Ở nước ta ung thư thực quản đứng thứ 15 trong những bệnh ung thư thường gặp nhất với 2.411 chẩn đoán mới, 2.222 ca tử vong mỗi năm và tỷ lệ mắc 8,7/100,000 dân.

Mỗi ngày Bệnh viện K trung ương tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân bị ung thư thực quản tới khám và điều trị. Điều đáng tiếc, bác sĩ Tuyết cho biết đa số bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Bị ung thư lại tưởng viêm họng: 3 dấu hiệu điển hình cần nhớ, ai có cần đi khám sớm - Ảnh 2.

Ung thư thực quản đang trẻ hoá

Lúc này, bệnh nhân có các dấu hiệu như nuốt vướng, nghẹn tăng dần, ho khàn tiếng. Triệu chứng này do khối u xâm lấn vào tổ chức lân cận.

Bệnh nhân không thể phẫu thuật được, bác sĩ chỉ điều trị xạ trị, hóa chất để kéo dài cho bệnh nhân nhưng tiên lượng vẫn rất thấp chỉ 20 % bệnh nhân sống được trên 5 năm. Nhiều bệnh nhân sống không được 6 tháng từ khi phát hiện bệnh.

Bác sĩ Tuyết khuyến cáo việc phát hiện sớm ung thư thực quản giúp người bệnh có tiên lượng được điều trị tốt hơn. Những người có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu sau tuổi 40 cần sàng lọc ung thư thực quản.

Trước đây, bác sĩ thường sàng lọc bằng cách nội soi ống mềm có đèn sáng để nhìn tổn thương ở thực quản. Hiện nay, các bác sĩ có thể nội soi nội soi nhuộm màu phóng đại với hình ảnh sắc nét có thể phân biệt được tổn thương ung thư hay không ung thư để có thể đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh.

Các dấu hiệu của ung thư thực quản, bác sĩ Tuyết cho biết ban đầu dấu hiệu thường khó nhưng khi sụt cân không rõ lý do, nuốt vướng nghẹn, đầy bụng cần đi khám ngay có thể đây là triệu chứng của ung thư thực quản nhất là những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.

Để phòng ngừa ung thư thực quản, bác sĩ Tuyết cho biết cách tốt nhất đó là hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A.

Mọi người cần duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên. Những người có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng có thể đi sàng lọc sớm bệnh.

Theo Tiểu Nhã

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên