MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bia SaiGon VietNam, Bia Sài Gòn và những vụ tranh chấp nhãn hiệu nổi tiếng thế giới

Vào những năm 1970, khi Anheuser Bush – công ty sản xuất bia của Mỹ cố gắng mang bia Budweiser gia nhập thị trường Đức với tên BUD, tòa án tại Đức đã cho rằng BUD dễ nhầm lẫn với BIT và cho rằng công ty này đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu của BIT.

Tranh chấp về nhãn hiệu là một tranh chấp phổ biến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nhiều công ty lớn trên thế giới đã dính líu tới các vụ tranh chấp này ở cả vị trí người xâm phạm và bị xâm phạm quyền.

Ngày 14/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" đối với bia SaiGon VietNam xảy ra tại ấp Bắc 2, xã Hòa Long, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam hợp tác cùng cơ sở bia BiVa để sản xuất bia mang nhãn hiệu Bia Sài Gòn Việt Nam bán ra thị trường với quy mô thương mại, có kiểu dáng, nhãn hiệu sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa đối với nhãn hiệu Bia Sài Gòn đã được bảo hộ, thuộc sở hữu của Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Thế giới đã có nhiều vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu. Tùy mức độ nghiêm trọng và thiện ý giữa các bên mà mỗi vụ tranh chấp lại có những cách giải quyết khác nhau.

BIT và Budweiser

Ở Đức, BIT là một nhãn hiệu nổi tiếng về bia. Vào những năm 1970, khi Anheuser Bush – công ty sản xuất bia của Mỹ cố gắng mang bia Budweiser gia nhập thị trường Đức với tên BUD, tòa án tại Đức đã cho rằng BUD dễ nhầm lẫn với BIT và cho rằng công ty này đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu của BIT.

Năm 2001, Anheuser Bush đã cố gắng đăng ký các nhãn hiệu có các từ kết hợp nhau như AMERICAN BUD và ANHEUSER BUSH BUD.

Tòa án Tối cao Liên bang Đức cho rằng AMERICAN BUD vẫn gây nhầm lẫn với BIT, tuy nhiên ANHEUSER BUSH BUD lại được chấp thuận. Tòa án Đức cho rằng người tiêu dùng ở Đức không biết công ty Anheuser Bush và do đó sẽ chú ý tới phần tên công ty trong nhãn hiệu, từ đó sẽ không nhầm lẫn BIT và BUD.

Từ những vụ việc trên, các công ty cần rút ra bài học về việc lựa chọn nhãn hiệu. Luật bản quyền bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, tránh để người tiêu dùng hiểu lầm về nguồn gốc sản xuất của hàng hóa. Để hạn chế việc bị dính líu tới các cáo buộc vi phạm bản quyền, cần lựa chọn nhãn hiệu có sự khác biệt rõ ràng với các nhãn hiệu đã tồn tại trước đó.

Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, thỏa thuận giữa các bên luôn là biện pháp được khuyến khích bởi nhanh chóng, ít thiệt hại cả về mặt tài chính và danh tiếng của công ty.

"Alice through the looking glass"

Năm 2016, Disney ra mắt bộ phim "Alice through the looking glass". Một chủ cửa hàng tại London tên Jake Frior đã cho rằng Disney vi phạm bản quyền với tên bộ phim này. Theo đó, nhãn hiệu "Alice through the looking glass" đã được chủ cửa hàng này đăng ký năm 2013 và cửa hàng này chuyên về sách, ấn phẩm minh họa, quà tặng,...

Anh Fior nói rằng khi Disney đã đề nghị với anh một thỏa thuận, theo đó họ sẽ trả cho anh 10.000 bảng Anh để đổi lấy việc được phép sử dụng tên này cùng một sự hợp tác về tiếp thị sản phẩm nhưng anh đã từ chối vì mức đề nghị không hấp dẫn.

Trước cáo buộc, Disney vẫn tuyên bố rằng công ty không vi phạm bản quyền với bất kỳ bên thứ ba nào.

Fior cho biết doanh thu từ cửa hàng của anh đã giảm đáng kể từ khi bộ phim ra mắt, bởi lẽ nhiều người cho rằng nhãn hiệu của anh là sản phẩm "ăn theo" bộ phim của Disney. Dù vậy, tới nay vẫn chưa có một công bố chính thức nào từ cả 2 phía về kết quả thỏa thuận của vụ việc.

Starbucks (Frappucino) và Coffee Culture Café (Freddocino)

Vào tháng 1 năm 2016, Starbucks đã đệ đơn kiện công ty của Coffee Culture Cafe ở New York vì đã tung ra một loại thức uống có tên là "Freddocino". Starbucks cho rằng những điểm tương đồng giữa tên thức uống này và Frappucino – nhãn hiệu đã được Starbucks đăng ký sở hữu. Việc này dễ gây ra sự nhầm lẫn trên thị trường và làm "giảm giá trị thương hiệu của Starbuck".

Coffee Culture Cafe đã đổi tên đồ uống thành "Freddo", dù vậy Starbucks vẫn không rút đơn kiện.

Adidas và Forever 21

Adidas AG là một tập đoàn đa quốc gia, được thành lập và có trụ sở chính tại Herzogenaurach, Đức, chuyên thiết kế và sản xuất giày, quần áo và phụ kiện. Forever 21 lại là một nhà bán lẻ thời trang nhanh của Mỹ có trụ sở chính tại Los Angeles, California.

Năm 2017, Adidas đã đệ đơn kiện Forever 21 vì nhà bán lẻ này phát triển và phân phối các sản phẩm được cho là vi phạm biểu tượng ba kẻ sọc lâu đời của Adidas. Vụ việc này đã thu hút một lượng lớn sự quan tâm của giới truyền thông. Thiết kế ba kẻ sọc đã trở thành dấu hiệu nhận biết cho hầu hết các sản phẩm của Adidas trong nhiều năm nay. Vào thời điểm vi phạm, Adidas tuyên bố họ đã đầu tư hàng triệu đô la cho việc bảo vệ và phát triển biểu tượng nổi tiếng của mình.

Vào tháng 12/2017, theo một nguồn tin cho biết, Adidas đã chấp nhận một lời đề nghị từ phía Forever 21, dù vậy chi tiết về thỏa thuận này vẫn được giữ kín.

T. Hạnh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên