MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BIDV muốn vay 9.000 tỷ đồng từ trái phiếu, một nửa dùng để tài trợ sản xuất, phân phối điện và khí đốt

31-12-2021 - 21:52 PM | Tài chính - ngân hàng

BIDV muốn vay 9.000 tỷ đồng từ trái phiếu, một nửa dùng để tài trợ sản xuất, phân phối điện và khí đốt

Trái phiếu phát hành đều là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo có kỳ hạn từ 7 - 10 năm.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) thông báo chào bán 90 triệu trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu theo 2 đợt.

Trong đợt 1, ngân hàng sẽ phát hành 50 triệu trái phiếu với các kỳ hạn 7 năm, 8 năm và 10 năm. Trong đợt 2, ngân hàng sẽ phát hành 40 triệu trái phiếu với kỳ hạn tương tự. Đây đều là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.

Lãi suất của trái phiếu là lãi suất thả nổi, được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 0,5% đối với kỳ hạn 7 năm, 0,9% đối với kỳ hạn 8 năm và 1%/năm đối với kỳ hạn 10 năm.

Lãi suất tham chiếu được tính bằng trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, trả sau áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng hoặc tương đương của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank và BIDV.

BIDV cho biết mục đích phát hành trái phiếu là để tăng quy mô vốn hoạt động của ngân hàng, tạo thêm kênh thu hút vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của khách hàng, đảm bảo sự bền vững nguồn vốn của ngân hàng.

Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để tăng quy mô vốn ngân hàng và cho vay nền kinh tế đối với nhiều ngành nghề như sản xuất, phân phối điện, công nghiệp, thương mại công nghiệp, ...

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 diễn ra vào chiều ngày 29/12, Chủ tịch BIDV ông Phan Đức Tú cho biết ngân hàng đã hoàn thiện toàn diện các chỉ tiêu kinh danh năm 2021 do NHNN giao cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng và hiệu quả.

Theo đó, đến ngày 29/12, quy mô tổng tài sản của BIDV đạt 1,684 triệu tỷ đồng, tăng 11% và quy mô tín dụng 1,582 triệu, tăng 12%. Trong đó, nguồn vốn tập trung vào lĩnh vực ưu tiên, chất lượng tín dụng (nợ xấu) được kiểm soát dưới 1,5%. Các chỉ số an toàn hoạt động được nâng cao.

Tại Hội nghị, Chủ tịch BIDV tiếp tục đề nghị Chính phủ và NHNN tạo điều kiện tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước và kéo dài, luật hóa Nghị định 42 nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn và có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.

Quốc Thụy

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên