Biên bản cuộc họp cuối tháng 1 được công bố: Fed 'dập tắt' kỳ vọng về việc giảm tốc độ tăng lãi suất, có thể cần cứng rắn hơn để hạ nhiệt lạm phát
Các thành viên của FOMC tin rằng việc tăng lãi suất “đang thực hiện” là điều cần thiết.
- 22-02-2023Bán quà online cũng có doanh thu 72 tỷ đồng/năm, nữ doanh nhân chia sẻ bí quyết làm giàu từ sở thích: Đừng bỏ công việc full-time!
- 21-02-2023Giới đầu tư bắt đầu lo sợ khả năng kinh tế Mỹ 'không hạ cánh', dự đoán lãi suất chuẩn sẽ lên 5,6% vào tháng 7
Trong biên bản cuộc họp ngày 31/1 - 1/2 mới được công bố, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã chỉ ra rằng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn chưa đủ để khiến họ giảm tốc độ tăng lãi suất. Dù sau cuộc họp này, Fed quyết định tăng lãi suất ở mức thấp hơn so với những đợt điều chỉnh được thực hiện kể từ đầu năm 2022, các quan chức vẫn nhấn mạnh rằng họ lo ngại về tình hình lạm phát cao.
Biên bản cho biết, lạm phát “vẫn cao hơn” mục tiêu 2% của Fed. Điều này diễn ra cả ở thị trường lao động, “vẫn tăng trưởng mạnh, gây thêm áp lực cho tiền lương và giá cả”. Do đó, Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25% - mức tăng thấp nhất kể từ đầu chu kỳ thắt chặt vào tháng 3/2022. Theo đó, phạm vi của lãi suất chuẩn hiện là 4,5% - 4,75%. Tuy nhiên, biên bản cho biết dù giảm tốc độ tăng lãi suất nhưng mối lo ngại lạm phát vẫn là rủi ro hiện hữu.
Biên bản cuộc họp nêu rõ: “Các quan chức lưu ý rằng số liệu lạm phát trong 3 tháng qua cho thấy tốc độ tăng giá đã giảm bớt, nhưng nhấn mạnh họ cần có thêm bằng chứng mạnh mẽ hơn để tin chắc rằng lạm phát có xu hướng giảm bền vững.”
Theo đó, các thành viên của FOMC tin rằng việc tăng lãi suất “đang thực hiện” là điều cần thiết.
Dù quyết định tăng 0,25% được đưa ra nhưng không phải thành viên nào cũng nhất trí với con số này, cho rằng điều này sẽ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn để giảm lạm phát.
Một số thành viên cho biết họ ủng hộ mức tăng 0,5%. Kể từ sau cuộc họp, Chủ tịch Fed St. Louis - James Bullard và Chủ tịch Fed Cleveland - Loretta Mester, nói rằng họ muốn NHTW có động thái quyết liệt hơn. Tuy nhiên, biên bản không nói rõ thành viên nào ủng hộ tăng lãi suất mạnh tay hơn.
Kể từ cuộc họp, các quan chức Fed đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc cẩn trọng ngay cả khi bày tỏ sự lạc quan về số liệu lạm phát gần đây. Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Tư, ông Bullard đã nhắc lại quan điểm của mình rằng việc tăng lãi suất lên cao hơn sẽ mang lại hiệu quả hơn. Nhưng ngay cả khi ủng hộ động thái cứng rắn trong ngắn hạn, ông cho rằng mức đỉnh của lãi suất sẽ ở khoảng 5,373%.
Số liệu kinh tế tháng 1 cho thấy lạm phát đang giảm với tốc độ thấp hơn so với mức đỉnh vào mua hè năm 2022 nhưng vẫn tăng. CPI tăng 0,5% trong tháng 12 và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. PPI tăng 0,7% và 6%. Thị trường lao động vẫn đang “nóng lên”, cho thấy việc Fed tăng lãi suất dù đã ảnh hưởng đến thị trường bất động sản và một số lĩnh vực nhạy cảm khác, nhưng vẫn chưa tác động đến phần lớn nền kinh tế.
Hiện tại, thị trường vẫn dự đoán NHTW sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% vào tháng 3, sau đó là một vài lần nữa để đưa phạm vi lãi suất lên mức cao nhất là 5,25% - 5,5%. Nếu đúng, đây sẽ là mức lãi suất chuẩn cao nhất kể từ năm 2001. Trong khi đó, thị trường cũng lo ngại rằng nếu Fed quá cứng rắn hoặc “đi quá xa”, nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.
Biên bản lưu rằng, một số thành viên coi nguy cơ suy thoái đang “tăng cao”. Các quan chức khác nói rằng họ nghĩ Fed có thể tránh được một cuộc suy thoái và “hạ cánh mềm”.
Ngoài ra, họ cũng nhận thấy những yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến triển vọng của họ với hoạt động kinh tế, thị trường lao động và lạm phát, đó là mâu thuẫn Nga - Ukraine, việc Trung Quốc mở cửa trở lại và khả năng thị trường lao động có thể tăng trưởng nóng hơn trong thời gian dài hơn dự đoán.
Tham khảo CNBC
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng