"Biến lớn" với gã khổng lồ ngành chip: Nhãn dán “Intel Inside” trên máy tính có thể biến mất sau hàng chục thập kỷ thống trị
Theo Wall Street Journal, gã khổng lồ công nghệ đến từ Mỹ Intel có vẻ như dần bước vào cuộc chiến sinh tồn trước các nguồn cung thay thế đa dạng từ các đối thủ thậm chí ít tên tuổi hơn.
- 04-12-2023Chuyện gì đang xảy ra với Boring Company của Elon Musk: Mới xây được 3km đường hầm, nhân viên bỏ việc sau đúng 1 ngày, siêu dự án 7 năm vẫn nằm trên giấy
- 04-12-2023Huawei thành ‘vũ khí bí mật’ của Trung Quốc: Sống sót sau 5 năm chịu kìm kẹp, nay trở thành tâm điểm của giấc mơ chip nhớ
- 04-12-2023Loại quả "rồng xanh" từ Việt Nam chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu, thống trị gần như tuyệt đối thị trường Trung Quốc
Các nhà đầu tư và nhân viên của Intel có thể đối mặt với cuộc chiến khốc liệt để giành thị phần sẽ diễn ra vào năm 2024 và xa hơn nữa. Còn người tiêu dùng có thể hoài niệm vì nhãn dán “Intel Inside” nhỏ trên máy tính để bàn (PC) có thể không còn tồn tại sau khi thống lĩnh thị trường kể từ xuất hiện vào năm 1991.
Thay vì chip Intel, có các lựa chọn bộ xử lý thay thế khác từ nhiều nhà sản xuất khác như Qualcomm, Nvidia, AMD và thậm chí là các công ty ít tên tuổi hơn như Santa Clara, Amlogic có trụ sở tại California và MediaTek có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc).
Kể từ khi một công ty thiết kế chip nhỏ tên là ARM chế tạo bộ xử lý di động cho công cụ trợ lý kỹ thuật số cá nhân Newton đầu tiên của Apple, ra mắt vào năm 1993, công ty đã bắt đầu phát triển, chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động. Thời điểm Intel tìm cách thâm nhập vào lĩnh vực bộ xử lý di động vào năm 2011, thì đã quá muộn.
Apple là công ty đầu tiên đặt cược rằng bộ vi xử lý dựa trên ARM – được nhiều người cho là chỉ hữu ích trên điện thoại – có thể là bộ não của cả những máy tính để bàn mạnh mẽ nhất. Điều này đã mang lại cho Apple một khởi đầu vượt trội so với Intel và phần còn lại của ngành trong lĩnh vực này.
Giờ đây, Google, Qualcomm, Amazon, Apple và những hãng khác có thể sử dụng bản thiết kế của ARM để tùy chỉnh thiết kế các con chip cung cấp năng lượng cho mọi thứ, từ điện thoại, máy tính xách tay đến máy chủ đám mây. Những con chip này sau đó thường được sản xuất bởi Samsung hoặc TSMC (Đài Loan-Trung Quốc).
Các mối đe dọa đối với Intel có thể kể đến như: Mac và Chromebook của Google đã chiếm thị phần của các thiết bị chạy bởi bộ xử lý của Windows và Intel. Đối với các thiết bị chạy trên Windows, có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ngày càng hoạt động dựa trên bộ xử lý không phải của Intel. Trong khi đó, Windows có thể trong tương lai sẽ chạy trên bộ xử lý đám mây và các chip không phải do Intel sản xuất.
Apple gần như đã rời xa hoàn toàn chip của Intel sau hơn hơn một thập kỷ sử dụng chúng cho tất cả máy PC và máy tính xách tay (notebooks) của mình. Đồng thời, thị phần của hai dòng máy được sản xuất bởi Apple ở Mỹ đã tăng từ khoảng 12% vào năm 2013 lên gần 1/3 hiện nay, theo Statcounter.
Không chỉ có Apple, Microsoft – đối tác sống còn của Intel cũng đang đẩy nhanh nỗ lực nhiều năm của mình để Windows chạy hoàn toàn trên bộ xử lý ARM và loại bỏ chip Intel. Hệ điều hành Chrome của Google, hoạt động với chip dựa trên Intel hoặc ARM, cũng là một mối đe dọa mới nổi đối với Microsoft.
Vào giữa tháng 11, Microsoft đã tiết lộ chip tùy chỉnh dựa trên ARM đầu tiên của mình. Một trong số chúng, được gọi là Cobalt, được thiết kế để hoạt động trong các trung tâm dữ liệu và có thể cung cấp trải nghiệm Windows dựa trên đám mây.
Qualcomm cũng sắp ra mắt chip dựa trên ARM dành cho máy tính xách tay nhằm mục đích kết nối các thiết bị này với đám mây, tiến đến trực tiếp thay thế bộ xử lý của Intel. Đồng thời, nó cũng có ý định đối đầu với những con chip tốt nhất của Apple.
Intel đang lên kế hoạch cho một thế hệ chip mới cho loại máy tính xách tay “mỏng và nhẹ” – thứ mà Apple đã đánh bại các thiết bị Windows sử dụng bộ xử lý của Intel.
Về công nghệ sản xuất chip tiên tiến, Intel hứa hẹn sẽ bắt kịp đối thủ cạnh tranh chính là TSMC vào năm 2025.
Dẫu vậy, ngành kinh doanh điện tử tiêu dùng đầy rẫy những sự đảo chiều và Intel vẫn là một đối thủ cạnh tranh mạnh.
Các yếu tố địa chính trị có khả năng thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp chip chỉ sau một đêm. Patrick Moorhead, cựu giám đốc điều hành của AMD – đối thủ cạnh tranh của Intel cho biết Intel có thể đột nhiên trở thành công ty duy nhất trên thị trường sản xuất loại chip tiên tiến nhất, nếu các công ty công nghệ Mỹ mất quyền tiếp cận các nhà máy của TSMC.
Tham khảo: WSJ
Nhịp Sống Thị Trường