Biết nói năng là một nghệ thuật: Người khéo léo dùng 3 lời nói này ở nơi công sở vừa được lòng lãnh đạo, mà đồng nghiệp cũng luôn sẵn lòng hỗ trợ
Trong môi trường làm việc, chúng ta không chỉ tiếp xúc với những người đồng nghiệp làm cùng chuyên môn, bộ phận mà còn có cả nhân viên cấp dưới hoặc lãnh đạo cấp trên. Nếu thường xuyên nói 3 lời nói dưới đây có thể giúp mối quan hệ nơi công sở trở nên khăng khít, đồng nghiệp cũng sẵn lòng giúp đỡ bạn.
- 28-12-2021Nỗi khổ lớn nhất không phải làm mãi không giàu mà là không chịu thay đổi để làm giàu: Muốn thoát nghèo, phải tẩy ngay 3 lối tư duy này ra khỏi não
- 25-12-2021Tốt nghiệp đại học nước ngoài, nữ cử nhân lựa chọn kiếm tiền "khủng" nhờ làm người giúp việc: Lương hơn 50 triệu VNĐ/tháng, được chủ nhà bao ăn bao ở
- 22-12-2021Gác lại ước mơ làm Idol KPOP và dancer, chàng trai trẻ trở thành Quán quân cuộc thi Ứng viên tài năng lớn nhất miền Bắc
Giao tiếp giữa người với người là một quá trình không hề dễ dàng. Ngày nay nhiều người mắc chứng sợ xã hội và ngại giao tiếp với người khác vì họ không biết phải nói gì, không biết giới hạn của người khác nằm ở đâu, sợ rằng họ có thể làm cho người khác tức giận vì lỡ miệng nói sai điều gì đó.
Vì vậy, biết nói năng là một nghệ thuật, mà nghệ thuật này đòi hỏi chúng ta phải dành một thời gian tương đối dài để tích lũy và học hỏi. Đôi khi chúng ta giao tiếp với một người chỉ vì thực sự quan tâm người đó, nhưng nếu không giỏi ăn nói thì bạn có thể khiến người nghe cảm thấy không thích, do đó, giao tiếp càng trở nên khó khăn hơn với ta.
Nhưng khi bước vào môi trường công sở, chúng ta cần biết rằng việc giao tiếp với đồng nghiệp và lãnh đạo là rất quan trọng, giao tiếp tốt sẽ giúp cho công việc của chúng ta hiệu quả hơn. Và nếu chúng ta thể tốt thiện chí qua lời nói của mình, đồng nghiệp sẽ sẵn sàng giúp đỡ khi ta gặp khó khăn.
Ơ nơi làm việc, chúng ta nên thường xuyên nói 3 lời này để hòa thuận với đồng nghiệp và họ sẽ rất vui lòng giúp đỡ ta.
Đầu tiên, hãy thường xuyên khen ngợi người khác
Ai cũng thích được khen ngợi, và lời khen ngợi cũng có thể khiến người khác vui vẻ và hạnh phúc. Khen ngợi người khác thường xuyên sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn là một người thân thiết với họ, vô hình trung sẽ kéo mọi người đến gần với nhau hơn. Hơn nữa, mỗi người đều có điểm mạnh của riêng mình, thường xuyên khen ngợi người khác trên thực tế cũng là thể hiện sự công nhận của bạn đối với người đó.
Vì vậy, nếu ngày thường bạn “kết thân” với họ thành công, khi gặp khó khăn thì những người này sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn với cả tấm lòng. Tất nhiên, chúng ta cần phải thành tâm trong việc khen ngợi người khác, không được xu nịnh hay tâng bốc.
Suy cho cùng, luôn có sự khác biệt giữa lời khen chân thành và lời nịnh hót. Nhất là khi ai đó vừa mua một món đồ mới, lúc này chúng ta nhớ phải nói những lời dễ nghe, tuyệt đối không được chê bai món đồ đó, như thế không những làm mất lòng người khác, mà còn khiến họ khó chịu trong lòng.
Hãy lấy lòng đo lòng. Thử nghĩ xem, nếu bạn mới mua một chiếc áo mới, bỗng có người nói chiếc áo đó của bạn khó coi quá, chắc hẳn rằng trong lòng bạn cũng có chút oán hận người này vì đã tạt gáo nước lạnh vào mặt bạn.
Thế nên, thường xuyên khen ngợi người khác và bày tỏ sự tán thành của bản thân sẽ để lại ấn tượng tốt cho trong lòng người được khen.
Lời thứ hai, luôn thể hiện sự khách sáo
Dù ở nơi làm việc hay trong cuộc sống, chúng ta đều nên nói những lời khách khí như “vất vả cho bạn rồi; làm phiền bạn quá; cám ơn bạn…”. Tuy rằng những lời này không thực tế cho lắm, nhưng sau khi được người khác giúp đỡ, nếu chúng ta không nói lời nào, chắc chắn sẽ khiến đối phương hụt hẫng.
Thường xuyên nói lời khách sáo không phải là muốn tạo khoảng cách với đối phương, mà đó là biểu hiện của sự lễ phép và tử tế. Tưởng tượng xem, khi bạn giúp đỡ một người nào đó, nhưng người đó lại không nói gì với bạn, điều này chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy bất bình, và bạn có thể sẽ không giúp người đó một lần nào nữa.
Vì vậy, thường xuyên nói lời khách sáo không chỉ để người khác cảm thấy bạn thực sự biết ơn họ, mà còn cho họ biết rằng sự giúp đỡ của họ dành cho bạn không phải là vô ích. Những lời nói tử tế như thế cũng có thể được coi là một hình thức xoa dịu, an ủi người khác về mặt tâm lý.
Lời thứ ba, thể hiện sự đối đãi chân thành của mình với người khác
Ở bất kỳ thời điểm nào, đối xử chân thành với mọi người cũng là một thứ ma lực để mối quan hệ giữa người với người xích lại gần nhau hơn. Thật ra ai cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa sự chân thành và giả tạo, chỉ cần thật lòng với người khác thì họ sẽ có thể cảm nhận được tấm chân tình của bạn. Tất nhiên, chân thành không đồng nghĩa với việc bạn kể cho người khác nghe mọi chuyện của mình mà không có tí phòng vệ nào.
Trái tim chân thành có thể mang lại tiếng nói chung giữa những người bạn với nhau. Nếu một người đối xử chân thành với mọi người, bạn bè xung quanh của người đó cũng sẽ đối xử chân thành lại với họ. Đối đãi thật tâm với nhau là một sự lựa chọn song phương. Cuối cùng, ngay cả khi mối quan hệ của bạn và đối phương rất tốt, thì bạn vẫn cần phải ăn nói có giới hạn và có suy nghĩ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự hòa hợp của cả hai.