Biệt phủ phong cách làng quê ở Thanh Hóa khiến người ta trầm trồ bởi vẻ ngoài khiêm nhường nhưng ẩn chứa cả một "cơ ngơi vàng" bên trong
Ẩn mình trong nét dung dị, gần gũi ấy lại là một cơ ngơi phủ gỗ lim nguyên khối, dát vàng 24K xa xỉ.
- 03-03-2024Không chỉ mỗi biệt phủ của trưởng thôn gây choáng vì độ xa xỉ, Bắc Ninh còn là mảnh đất của những tòa lâu đài hoành tráng "khét tiếng"
- 29-02-2024"Biệt phủ" ở Thanh Hóa nhìn như lâu đài nơi nàng công chúa đang đợi tình yêu của đời mình, dân mạng... không ai dám nhận là hoàng tử!
- 26-02-2024Choáng váng với biệt phủ rộng thênh thang, đẹp như mộng của trưởng thôn ở Bắc Ninh
"Biệt phủ" thời buổi này vốn được hiểu là nơi ở của những người giàu có, quyền thế hoặc có điều kiện kinh tế rất cao. Một khi đã nhắc tới biệt phủ, chúng ta có thể hình dung ngay về một công trình bề thế trong một mảnh đất rộng, khác xa loại hình nhà ở thông thường và nổi bật bởi sự hoành tráng, xa hoa. Thời gian qua, dân tình không khỏi choáng ngợp trước những "biệt phủ" nguy nga theo lối kiến trúc phương tây mà người ta hay gọi với cái tên lâu đài. Tuy nhiên khác biệt với phần còn lại, một biệt phủ ở Thanh Hóa lại gây ấn tượng bởi vẻ ngoài có phần khiêm nhường, mộc mạc đậm chất Việt.
Dẫu vậy, ẩn bên trong biệt phủ phong cách làng quê Bắc Bộ ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa lại là cả một "cơ ngơi vàng" với những khối gỗ hiếm, những chi tiết trạm khắc tinh xảo phủ vàng xa xỉ thể hiện độ "chơi" của gia chủ. Điều mà nếu không thể trực tiếp vào bên trong, chúng ta sẽ không thể cảm nhận hết.
Căn nhà 3 gian gỗ lim theo lối kiến trúc "Tứ Thủy Quy Đường"
Xuất phát từ mong muốn có một không gian cổ xưa để thờ tự gia tiên, bàn bạc các hoạt động quan trọng vào mỗi dịp Tết, một gia đình tại Thanh Hóa đã quyết định xây dựng căn nhà theo lối kiến trúc của làng quê Bắc Bộ với 3 gian nhà gỗ, mái ngói cùng nội thất sập gụ tủ chè được khảm trai tinh xảo.
Kiểu nhà "Tứ Thủy Quy Đường" là cách nói may mắn trong phong thủy của ông cha ngày trước. Minh đường chỉ phía trước ngôi nhà rộng rãi, cổ nhân có ghi: " Minh đường như lòng bàn tay, phải có nước xung quanh chảy vào, mới là đất phú quý, cụ thể là mái nhà bốn phía xung quanh sân nhà đều là mái dốc, khi trời mưa, nước mưa sẽ từ mái nhà nhỏ xuống giếng trời từ bốn hướng ". Vì vậy gọi là "Tứ Thủy Quy Đường".
22 cột gỗ Lim, từng hoa văn chạm khắc được phủ vàng
Phần dãy nhà chính diện được thiết kế theo lối kiến trúc cổ, sử dụng chất liệu chủ đạo là gạch đỏ đặc với mái lợp ngói và kèo gỗ. Từng chi tiết được chạm hoa văn theo lối hoa lá mềm mại, nhẹ nhàng được mạ vàng thể hiện sự sang trọng, xa xỉ của chủ nhân căn nhà.
Chi tiết chạm khắc hoa văn được sử dụng chủ yếu là hình rồng, mây vờn hay hoa lá được mạ vàng. Ngôi nhà 3 gian có tổng cộng 22 cột nhà được làm bằng gỗ nguyên khối với đường kính là 3 loại cột lần lượt là 31cm - 28cm - 26cm.
Gian chính giữa được bố trí làm không gian thờ tự với nội thất từ án gian, cửa võng thờ, hoành phi câu đối... đều được chạm trổ tinh xảo và mạ vàng 24K. Gia chủ để nguyên màu gỗ mộc không sơn, giữ vẻ đẹp nguyên bản cho không gian và các chất liệu cấu thành.
Dù không công khai chi phí bỏ ra để xây dựng và hoàn thiện căn nhà cổ kính này, nhưng riêng việc mạ vàng 24K và 22 cột gỗ Lim nguyên khối cấu thành nên căn nhà đã thấy được sự đầu tư của chủ sở hữu.
Căn nhà không chỉ là nơi nghỉ dưỡng, thư giãn, mà chính phong cách kiến trúc khắc họa nét văn hóa truyền thống ấy còn trở thành chốn thờ cúng linh thiêng và nơi lưu giữ kỷ niệm cho nhiều thế hệ trong gia đình.
Phụ nữ mới