Biết rõ bản thân là người hướng nội, hướng ngoại, hay cả hai giúp sống chủ động, thành công hơn
Tôi nhận ra mình mệt nhoài với đám đông và những cuộc nói chuyện xã giao nhưng không thể sống thiếu nó. Tôi đứng trên ranh giới giữa hai thái cực tưởng như chẳng bao giờ có thể dung hòa được. Có những lúc tôi đã mất cân bằng và rơi vào trạng thái mâu thuẫn, không tìm ra được bản chất con người thực sự của mình là ai, là cái gì, là như thế nào.
- 28-07-2019Trở thành người có tầm ảnh hưởng, biết 5 cách để “cất tiếng làm điếng thế gian” mà ai cũng nên học một lần
- 28-07-2019Trưởng thành là một quá trình đau đớn, ngã rồi tự đứng dậy: Làm được 3 việc này, cả đời không sợ thất bại!
- 28-07-2019Ai bảo phụ nữ không thể phấn đấu sau khi lập gia đình, người mẹ trẻ này vẫn thành đạt và hạnh phúc khi theo đuổi cùng lúc 4 công việc
"Ê, tôi là người hướng nội hay hướng ngoại vậy? Nhiều lúc tôi cũng không phân biệt được nữa…." – Đó là câu hỏi tôi dành cho bạn thân của mình sau khi đọc được một bài báo phân tích về người hướng nội và hướng ngoại.
"Cậu là đứa thích được chia sẻ nhưng lại ngại giao tiếp. Tôi thấy cậu có những lúc vui vẻ, hòa đồng, có những lúc lại ngồi một mình tự kỉ. Cậu có nhiều bạn nhưng thực ra lại không có nhiều người thực sự là bạn. Tôi cũng chẳng biết xếp cậu vào kiểu gì cho phù hợp nữa…"
Thật ra, bản thân tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ mình là một người hướng ngoại dù tôi có rất nhiều những đặc điểm của một người hướng ngoại theo lý thuyết thông thường. Vậy thì cuối cùng, tôi là ai?
Hướng nội được hiểu một cách đơn giản là kiểu người thích dành thời gian ở một mình, thiên về suy nghĩ nhiều hơn nói, hiếm khi tham gia các hoạt động xã hội. Còn hướng ngoại là những người thích đám đông, ưa giao tiếp, không thể chịu được cảm giác một mình.
Vậy tuýp người có xu hướng hướng ngoại nhưng vẫn thích cảm giác được ở một mình và thỉnh thoảng ngại giao tiếp thuộc vào dạng người nào?
Tôi nhận ra mình mệt nhoài với đám đông và những cuộc nói chuyện xã giao nhưng không thể sống thiếu nó. Tôi đứng trên ranh giới giữa hai thái cực tưởng như chẳng bao giờ có thể dung hòa được. Có những lúc tôi đã mất cân bằng và rơi vào trạng thái mâu thuẫn, không tìm ra được bản chất con người thực sự của mình là ai, là cái gì, là như thế nào.
Tôi thích đi chơi với các hội nhóm, thích giao du kết bạn và có nhiều mối quan hệ xã hội nhưng không muốn họ đi quá sâu vào cuộc sống của mình. Tôi có thể mở lời nói chuyện hoặc đưa ra những chủ đề mới nhưng tuyệt nhiên ít nói về bản thân mình. Và thậm chí có nhiều lúc tôi thấy mệt với điều đó.
Nếu được hỏi tôi thích làm việc nhóm hay làm việc độc lập, tôi cũng chẳng thể đưa ra một câu trả lời cụ thể. Tôi thích làm lãnh đạo nhưng lại rất ngại việc bị phán xét, bị lôi ra làm chủ đề cho người khác đàm tiếu về mình.
Tôi không ngại nhận lời tham gia những cuộc vui nhưng tôi luôn cảm thấy mình cần khoảng không gian một mình. Tôi ổn với việc đi ăn một mình, đi dạo một mình mà không hề cảm thấy chạnh lòng khi nhìn những người khác có đôi có cặp.
Và vào một ngày đẹp trời, tôi đã vô tình đọc được một bài báo nói về hiện tượng "nửa nọ nửa kia" của tâm lý con người. Nội dung nói về nghiên cứu của Adam Grant – giáo sư trẻ nhất của trường Đại học danh giá Wharton. Vào năm 2013, ông đã công bố nghiên cứu của mình về hiện tượng những người không xác định được mình là ai. Người mà có cả những đặc điểm của Introvert (hướng nội) và Extrovert (hướng ngoại) thì được gọi là Ambivert (vừa hướng nội vừa hướng ngoại).
Khái niệm này còn khá mới trong Tiếng Việt nhưng tôi đã rất vui mừng vì khám phá ra được bản thân và tự giải đáp được những câu hỏi trước giờ tôi vẫn băn khoăn.
Tôi biết tôi không phải là cá thể duy nhất. Có một thế giới của những người "Ambivert" như tôi là "vừa hướng nội vừa hướng ngoại". Chúng ta có thể gặp khó khăn trên con đường tìm kiếm mình là ai vì luôn cảm thấy mâu thuẫn. Nhưng thật ra người Ambivert có thể mạnh rất lớn trong cuộc sống bởi khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình. Vì trong họ luôn tồn tại hai con người để thích nghi với cuộc sống, với xã hội, với những con người khác còn khi có thời gian, họ lại trở về là chính mình. Điều quan trọng nhất chính là sự cân bằng.
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn đọc được đến những dòng chữ này và nhận ra mình là một trong số những người thuộc nhóm "Ambivert". Xin chúc mừng vì bạn đã tìm ra câu trả lời cho hàng vạn câu hỏi vì sao. Biết được mình là ai đồng nghĩa với việc bạn sẽ xác định được thế mạnh và điểm yếu của mình để định hình con đường bạn đang và sẽ đi.
Dù bạn là người thế nào, hướng nội hay hướng ngoại, hay thậm chí là cả hai, hãy luôn tự tin là chính mình vì dù thế nào, bạn vẫn luôn là một, là riêng, là duy nhất!
Trí thức trẻ