Chứng khoán Mỹ lại tiếp tục lao dốc vì tình hình dịch bệnh không mấy tiến triển.
Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2020 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá dầu thô giảm mạnh do căng thẳng giữa Nga và Ả Rập Saudi, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cùng với biến đổi khí hậu đã khiến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trên thế giới giảm mạnh, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu sản xuất bị gián đoạn.
Trong nước, giá cả bị tác động một phần bởi giá vàng, giá dầu của thế giới; ngành du lịch gặp khó khăn do dịch bệnh; ngành chăn nuôi chưa kịp hồi phục sau bệnh dịch tả Châu Phi lại đối phó với nguy cơ nhiễm bệnh dịch cúm khác.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://cafef.vn/dau-tau-kinh-...
Trong tuần kết thúc vào ngày 28/3, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng vọt lên mức kỷ lục là 6,648 triệu, trong khi ước tính trước đó là 3.76 triệu. Con số công bố trong tuần này đã tăng gấp đôi so với hồi tuần trước là 3.307 triệu.
Con số trong tuần này đã cho thấy dịch bệnh có ảnh hưởng rộng lớn hơn đối với nền kinh tế Mỹ, vượt ra ngoài các ngành khách sạn và nhà hàng, khi các tiểu bang cho biết các ngành y tế và xã hội, nhà máy, bán lẻ và xây dựng đều gặp khó khăn. Số đơn trợ cấp thất nghiệp trong tuần mới nhất đã tăng 1,25 triệu so với tuần trước. Theo đó, tỷ lệ đơn bồi thường bảo hiểm thất nghiệp tăng từ 1,2% lên 2,1%.
Năm 2008 là một cuộc khủng hoảng rủi ro nội sinh điển hình
Sự kiện khủng hoảng năm 2008, về bản chất, được gây ra bởi sự tương tác của những người tham gia thị trường. Kết quả là các quyết định bán các tài sản giống nhau, gây ra tình trạng thiếu thanh khoản cấp tính.
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ những điểm yếu của hệ thống tài chính: các sản phẩm tín dụng có cấu trúc yếu kém, rủi ro đáo hạn, các vấn đề pháp lý không thống nhất... Quá trình này chủ yếu là nội sinh.
Nói đến khủng hoảng nội sinh, cuộc khủng hoảng năm 2008 là một ví dụ điển hình - không quá khác biệt với các cuộc khủng hoảng năm 1914, 1866 và thậm chí là 1766.
Thế còn Covid-19?
Tất nhiên, cú sốc coronavirus hoàn toàn ngoại sinh đối với hệ thống tài chính toàn cầu.
Câu hỏi đặt ra là: liệu hệ thống tài chính có hấp thụ cú sốc này hay không? Liệu cú sốc có tương tác với các nguy cơ tiềm ẩn trong hệ thống tài chính và phơi bày các lỗ hổng hiện có lên đến đỉnh điểm?...
COVID-19 kéo theo cuộc suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng tới tất cả nền kinh tế. Nếu như các công ty lớn cũng đang gặp khó khăn thì những Startup trẻ nổi tiếng như Quang Đại, Hạt Mít… cũng đang gồng mình để vượt qua thời điểm khó khăn này.
Cái tên Hạt Mít vốn không xa lạ gì với các bạn trẻ, đặc biệt trong thời gian gần đây khi cựu hot girl này đã tự mình gây dựng chuỗi 20 nailrooms với hơn 20 cửa hàng trên khắp cả nước, doanh thu 2 tỷ/tháng chỉ sau vỏn vẹn 2 năm. Bên cạnh Hạt Mít, Quang Đại cũng được nhắc đến nhiều trong năm qua khi anh không chỉ hoạt động tích cực trong lĩnh vực người mẫu, KOL, blogger mà còn khởi sự kinh doanh khá thành công với các cửa hàng cafe và đồ Thái.
Nếu 2019 là một năm thành công thì ngược lại, 2020 dường như mang đến một khởi đầu không suôn sẻ cho họ, cũng như nhiều người trẻ khác đang xây dựng các mô hình kinh doanh chuỗi trên khắp cả nước. Đại dịch COVID như một đòn giáng mạnh khiến kinh tế sụt giảm, ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh của tất cả mọi người. Đây có thể là một cuộc chơi tất tay hay một cơ hội để rút ra nhiều bài học khi kết thúc đại dịch, đó là tùy thuộc vào mỗi người.
Người trong cuộc như Hạt Mít và Quang Đại, họ có suy nghĩ gì và đã ứng phó trước đại dịch COVID ra sao?
Bấm link để đọc tiếp tại đây
Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong ngày 31/3, NHNN đã họp với 20 TCTD (chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế) thì tất cả TCTD đều đồng thuận rất cao là giảm tối thiểu 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước khi có dịch.
Cũng trong 2 ngày nay, hàng loạt ngân hàng đã công bố chính thức về các gói tín dụng và giảm lãi suất cho vay, có ngân hàng giảm tới 4,5%/năm, cũng có ngân hàng giảm lãi suất trên dư nợ hiện hữu.
Những cái tên đầu tiên có thể kể đến gồm VIB, HDBank, VPBank, Kienlongbank, BIDV, VietinBank, Agribank, TPBank...
Xem thêm tại: 20 ngân hàng giảm mạnh lãi suất cho vay từ ngày 01/4, là những ngân hàng nào?cafef.vn
Thiếu hụt các sản phẩm trung gian sẽ dẫn đến gián đoạn quá trình sản xuất. Quốc gia nào càng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng như Trung Quốc, Đức..., thì bản thân họ cũng thiệt hại càng lớn.
Biểu đồ 1 cho thấy sự phụ thuộc của các nền kinh tế vào nguồn cung ở 10 nước có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất, dẫn đến giảm năng lực sản xuất nhiều nhất.
Việt Nam và Ireland nằm trong số 5 nền kinh tế hàng đầu phải chịu thiệt hại vòng 2 nặng nề, do sản xuất giảm ở các đối tác cung ứng quan trọng.
Cuộc khủng hoảng coronavirus bắt đầu ở Trung Quốc, do đó, Việt Nam và các nền kinh tế châu Á khác phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như: Singapore, Hong Kong, Malaysia, Thái Lan và Campuchia (xem biểu đồ) sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.
Biểu đồ 1: 25 nền kinh tế phụ thuộc nguồn cung vào 10 quốc gia bị tấn công nặng nhất bởi COVID-19 (theo ca tử vong)
Chính phủ đã cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) gặp khó khăn, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng các phương án, điều kiện để DN và NLĐ được nhận hỗ trợ.
DN nào được vay?
Theo phương án dự kiến của Bộ LĐ-TB&XH, DN gặp khó khăn do dịch COVID-19 sẽ được vay không lãi suất tiền trả lương, tiền đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ phải tạm thời mất việc (lãi suất khoản vay do ngân sách nhà nước hỗ trợ chi trả). Khoản vay này được áp dụng với DN có từ 30% LĐ và từ 100 LĐ trở lên, phải luân phiên nghỉ việc cộng dồn từ 1 tháng trở lên, DN mất khả năng thanh toán các khoản trên cho NLĐ.
Thời gian hỗ trợ theo thực tế ngừng việc, từ 1 tháng trở lên nhưng tối đa không qúa 3 tháng trong năm 2020. Bộ này tính toán, sẽ có khoảng 250 - 500 nghìn LĐ ngừng việc cần hỗ trợ; với tổng số tiền cho DN vay từ 5,9 đến 11,8 nghìn tỷ đồng, tương ứng phần ngân sách hỗ trợ trả lãi suất 355 - 710 tỷ đồng (mức lãi suất tính là 6%/năm). Trường hợp dịch diễn biến xấu hơn, việc hỗ trợ có thể phải kéo dài tới 6 tháng, số LĐ bị ảnh hưởng có thể tăng lên 2,5 - 5 triệu người, số tiền cho DN vay sẽ tăng từ 55 - 111 nghìn tỷ đồng.
Với DN phải giải thể, phá sản do ảnh hưởng của dịch bệnh, DN được vay để chi trả chế độ mất việc cho NLĐ. Bộ LĐ-TB&XH đưa ra phương án, ngân sách địa phương tạm ứng cho DN vay để chi trả cho NLĐ trước, sau đó thu hồi từ tiền thanh lý tài sản DN. Dự kiến, có khoảng 55 - 110 nghìn LĐ thuộc diện này, với tổng kinh phí hỗ trợ 236 - 1.000 tỷ đồng. Thời gian áp dụng dự kiến từ tháng 4 tới hết năm 2020.
DN gặp khó khăn do dịch bệnh, phải cho NLĐ nghỉ việc, được vay vốn không lãi suất để trả tiền trợ cấp thôi việc, hoặc trợ cấp mất việc làm. Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện có khoảng 10% DN phải cắt giảm LĐ, nếu dịch kéo dài, con số này có thể tăng lên hơn 25%. Bộ này lên phương án, với khoản DN vay để trợ cấp thôi việc, DN khi có số LĐ bị thôi việc từ 10%/tổng số LĐ trở lên và có từ 50 LĐ trở lên thôi việc; sau khi DN huy động các nguồn vẫn không có khả năng thanh toán cho NLĐ.
Thời gian hỗ trợ dự kiến từ tháng 4 tới hết năm 2020. Bộ LĐ tính toán, số LĐ bị thôi việc từ 80 - 160 nghìn người, tương ứng số tiền trợ cấp thôi việc từ 780 - 1.560 tỷ đồng; số tiền ngân sách chi hỗ trợ lãi suất tương ứng từ 46- 93 tỷ đồng.
Xử lý nhanh nhưng phải đúng đối tượng
Chiều 1/4, trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Tô Hoài Nam đánh giá: Các giải pháp hỗ trợ DN và NLĐ của Chính phủ đưa ra rất kịp thời, dù ngân sách nhà nước còn khó khăn. Điều quan trọng cần triển khai ngay vì DN và NLĐ đang rất khó khăn.
Đi liền với đó cũng cần cho vay đúng đối tượng, công tâm để phát huy ý nghĩa và không bị trục lợi chính sách. Theo ông Nam, với DN sẽ không khó để xác định đối tượng được vay, vì hầu hết đều có lịch sử tín dụng với ngân hàng, có quan hệ lao động, đóng BHXH rõ ràng, có thể lấy đó làm căn cứ xét cho vay.
Tuy vậy, các tổ chức tín dụng cần sớm đưa ra tiêu chí, điều kiện với từng loại hình kinh doanh, như DN bất động sản cần điều kiện gì, DN sản xuất hàng phụ trợ cần điều kiện ra sao, để DN chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra, vị này đề xuất, các tổ chức tín dụng có thể phối hợp với các hiệp hội ngành nghề để thẩm tra, xác định DN đủ điều kiện được vay ưu đãi.
Ông Nam cho biết, cảm thấy khó nhất là với khoản hỗ trợ NLĐ không có hợp đồng, không tham gia BHXH, làm việc công việc tự do; họ là những lao động yếu thế, người nghèo, chịu tổn thương lớn nhất do dịch bệnh, nhưng khó tìm cơ sở để xác định. "Với nhóm đối tượng cuối này cần sự vào cuộc công tâm của chính quyền các cấp, ngành LĐ-TB&XH, hộ kinh doanh cá thể… mới giải quyết được", ông Nam đề xuất.
Ông Lê Đình Quảng, Phó Ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam) cũng cho rằng, việc xác định DN và NLĐ có hợp đồng được vay ưu đãi không khó, có thể thông qua hợp đồng LĐ, dữ liệu BHXH, dữ liệu nộp thuế… Tuy vậy, điều ông Quảng băn khoăn là với NLĐ không có hợp đồng. Trên thực tế, có nhiều DN sử dụng LĐ nhưng không ký hợp đồng, kể cả thường xuyên và thời vụ, đây cũng là đối tượng bị mất việc làm trước tiên. Tuy nhiên, do họ không có hợp đồng, không đóng BHXH, nên rất khó xác định.
Với nhóm đối tượng này, ông Quảng đề xuất chính quyền địa phương, DN, ngân hàng phối hợp để có hướng xử lý. Với nhóm lao động tự do (như bán hàng rong, nhận việc theo ngày…), theo ông Quảng, cần dựa vào xác minh của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nơi người lao động sinh sống.
Trong một tuyên bố chính thức, Giám đốc điều hành ACEA - Eric-Mark Huitema - cho biết: "Tác động của virus corona đối với ngành công nghiệp ôtô là chưa từng có. Rõ ràng COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từng ảnh hưởng đến ngành này".
Các con số đã được thống kê nói lên rằng thiệt hại do ngừng hoạt động của các nhà máy trên toàn khối Liên minh châu Âu ảnh hưởng tới hơn 1,23 triệu xe tính đến nay, với khoảng 1,11 triệu công nhân bị ảnh hưởng, chưa kể tác động đến chuỗi cung ứng. Ngành công nghiệp ôtô hiện mang lại việc làm cho 13,8 triệu người trong EU.
Huitema cũng đề cập đến những "hậu quả chết" với ngành công nghiệp trong tương lai, thậm chí nghiêm trọng hơn những gì đang được dự báo.
Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện sản xuất và kinh doanh 10% từ tháng 4-6/2020. Số tiền hỗ trợ dự kiến lên đến hơn 6.100 tỷ VND.
Đối với khách hàng sinh hoạt, Bộ Công Thương đề nghị giảm 10% giá các bậc thang sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc thang 4 từ tháng 4-6/2020, số tiền là gần 3.000 tỷ VND.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị giảm giá cho các cơ sở lưu trú du lịch bằng giá sản xuất từ tháng 4/2020, số tiền là hơn 1.800 tỷ VND; Miễn, giảm tiền điện trực tiếp cho các cơ sở phục vụ chống dịch Covid-19, số tiền là 100 tỷ VND.
Đối với các bậc thang cao trên 300 kWh, Bộ Công Thương muốn giữ nguyên vì các khách hàng tiêu thụ ở bậc thang này là những hộ có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tổng số tiền hỗ trợ từ việc giảm tiền điện như trên là gần 11 nghìn tỷ VND.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các nước hiện triển khai 3 chính sách chủ yếu để chống lại tác động từ dịch Covid-19, bao gồm: nới lỏng tiền tệ thông qua giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng, hoãn, giãn nợ.
Chính phủ Việt Nam cũng có động thái tương tự thể hiện qua việc ban hành Chỉ thị 11, với gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và gói tài khoá 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên Thủ tướng cho rằng, gói hỗ trợ tín dụng không chỉ dừng lại ở con số 250.000 tỷ đồng mà cần cao hơn nữa. Với gói tài khoá cũng như vậy, không phải chỉ 30.000 tỷ đồng mà nâng lên 150.000 tỷ đồng, thậm chí lớn hơn để hỗ trợ trong lúc khó khăn này.
Nhằm ủng hộ người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện tốt cách ly xã hội mà vẫn duy trì được nhiều hoạt động như học tập, làm việc, khám chưa bệnh,…từ xa qua các dịch vụ viễn thông-internet, ngành Thông tin và truyền thông phát động các doanh nghiệp viễn thông thực hiện một số chương trình hỗ trợ.
Trong số các chương trình, nổi bật là việc nâng tốc độ tối thiểu của nhiều gói cước dịch vụ truy nhập Internet cố định lên 50% nhưng không tăng giá.
Cụ thể, Bộ cho hay, để hỗ trợ người dân làm việc, học tập, giải trí tại gia đình trong giai đoạn cách ly toàn xã hội, các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, nâng tốc độ tối thiểu của nhiều gói cước dịch vụ truy nhập Internet cố định lên 50% nhưng không tăng giá, tăng dung lượng sử dụng dữ liệu data của nhiều gói cước lên 50% nhưng không tăng cước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 1/4 đề xuất Chính phủ miễn tiền thuê đất 6 tháng cho các doanh nghiệp ngừng kinh doanh vì Covid-19.
Các trường hợp được hưởng chính sách (miễn tiền thuê đất 6 tháng đầu năm 2020) là doanh nghiệp thuê đất phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của Covid-19. "Trường hợp đến ngày 30/6 mà chưa khôi phục sản xuất thì xem xét miễn các tháng còn lại", Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất. Với việc nộp tiền sử dụng đất, Bộ đề xuất cho phép nộp chậm 6 tháng từ ngày có thông báo, đồng thời giảm tiền tương ứng với 6 tháng sử dụng đất.
Theo CNBC, các chuyên gia của Goldman Sachs cho biết dịch Covid-19 tạo "cú sốc dầu" chưa từng thấy trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ rơi tự do trong khi các quốc gia sản xuất dầu thô lớn tăng sản lượng khai thác.
Ngày 1/4, thỏa thuận kéo dài 3 năm giữa OPEC và các đối tác về việc hạn chế sản lượng khai thác dầu chấm dứt, tạo điều kiện để các nhà sản xuất dầu đẩy mạnh sản lượng. Trước đó, Saudi Arabia tuyên bố sẽ đẩy sản lượng khai thác lên mức cao kỷ lục.
CNBC dẫn lời nhà phân tích Bjarne Schieldrop thuộc SEB nhận định nhiều nhà máy lọc dầu đang lỗ với mỗi thùng dầu đã qua xử lý hoặc không còn chỗ chứa.
Ông chỉ ra rằng khi các nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động, nhiều nhà sản xuất dầu thô cũng sẽ không thể bán được sản phẩm. "Đối với các nhà sản xuất dầu thô trên đất liền, giá dầu sẽ tiến về 0 hoặc thậm chí âm, bởi họ sẽ phải trả thêm chi phí vận chuyển dầu đi nơi khác".
Bài viết được trích dẫn từ Zing.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây.
Ngày 01/4/2020 đã diễn ra phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020. Báo cáo Chính phủ tại cuộc họp này, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, đến ngày hôm nay, hoạt động ngân hàng hoạt động ngân hàng đảm bảo thông suốt, tình hình thanh khoản của thị trường, tỷ giá diễn biến khá ổn định mặc dù thị trường quốc tế có rất nhiều biến động và đồng tiền của các nước. Đặc biệt là các nước lân cận trong khu vực biến động rất mạnh nhưng NHNN đã chủ động điều hành theo đúng kịch bản và phương án đã đề ra cho nên đã duy trì được diễn biến tỷ giá khá ổn định và thanh khoản thị trường ngoại tệ rất dồi dào, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được cung ứng đầy đủ. Đến ngày hôm nay NHNN chưa phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn và can thiệp thị trường. Điều này cho thấy chúng ta khá thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá.
Về hoạt động tín dụng, riêng trong tháng 3 đã có mức tăng dư nợ tín dụng khá tốt, chứng tỏ nền kinh tế có bước tiếp cận tín dụng tốt hơn và là diễn biến có tính tích cực hơn so với tháng 01, 02 trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Về thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong triển khai phòng chống dịch covid-19, ngày 31/3 NHNN đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai mạnh mẽ chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và của Thống đốc NHNN tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ. Đây là biện pháp quan trọng nhất để tạo dòng tiền và thanh khoản cho khách hàng vay vốn (kể cả doanh nghiệp và cá nhân vay vốn đến kỳ hạn trả nợ phải trả nợ cả gốc và lãi chưa phải thanh toán). Đây cũng là nội dung quan trọng của Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NHNN và vừa qua đã được các NHTM đã triển khai thực hiện rất trách nhiệm và quyết liệt theo yêu cầu của NHNN.
Về lãi suất, NHNN đã thực hiện giảm các mức lãi suất điều hành, thực hiện điều tiết thị trường, thanh khoản hàng ngày linh hoạt. Đây là cơ sở rất quan trọng để các TCTD hoạt động ổn định và tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho vay. NHNN cũng yêu cầu các TCTD là tập trung tiết giảm chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí lương, thưởng và trong năm nay không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung mọi nguồn lực cần thiết để có thể giảm mạnh lãi suất cho vay.
Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo thêm, trong ngày 31/3 NHNN đã họp với 20 TCTD (chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế) thì tất cả các TCTD đều đồng thuận rất cao là giảm tối thiểu 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước khi có dịch. Điều này thể hiện trách nhiệm rất lớn của các TCTD đối với khó khăn của doanh nghiệp, khách hàng và người vay vốn. Để góp phần khắc phục khó khăn của nền kinh tế, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cũng như giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Được biết so với thời điểm trước dịch, các ngân hàng đã giảm lãi suất từ 1- 1,5%/ năm. Còn với lần này, 20 ngân hàng lớn nhất trong hệ thống tại buổi họp chiều 31/3 đã đồng thuận để giảm tiếp lãi suất thêm 1-1,5%/ năm, tức là đưa mức giảm xuống tới 2,5%/năm. Đây có thể nói là đợt giảm lãi suất "sâu" nhất kể từ khủng hoảng năm 2009 đến nay. Điều này cho thấy quyết tâm rất cao của Ngân hàng Nhà nước và cố gắng lớn của các ngân hàng, cùng toàn hệ thống.
Tháng 3 doanh thu vẫn tăng trưởng dương
Tại cuộc họp nhà đầu tư hôm nay của CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG), đại diện MWG cho biết doanh thu tháng 3 của Tập đoàn đạt hơn 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu online có xu hướng tăng, chiếm khoảng 10% tổng doanh thu tháng 3. Trong đó, tỷ trọng doanh thu online của TGDĐ và Điện máy xanh chiếm 13% so với tổng doanh thu của hai chuỗi này.
Tổng số cửa hàng TGDĐ và ĐMX đã đóng cửa đến cuối tháng 3 là khoảng 10% số cửa hàng, tương đương 10% doanh thu trong điều kiện hoạt động bình thường. Các cửa hàng đóng đa phần tại Hà Nội. Tuy nhiên trong những ngày đóng cửa các cửa hàng này vẫn phục vụ các đơn hàng online.
Các mặt hàng có nhu cầu cao bao gồm thực phẩm và nhu yếu phẩm, laptop, tủ lạnh, thiết bị giải trí tại nhà (loa, karaoke) và gia dụng có điện.
Không có khách, nhiều khách sạn chuyển sang làm nơi cách ly tập trung cho những người từ vùng dịch trở về.
Theo The Online Citizen, hơn 7.500 khách sạn đã được chính quyền Singapore đặt chỗ để làm nơi cách ly tập trung. Trong số đó có cả những chuỗi khách sạn nổi tiếng xa xỉ như Hilton, Grand Park Orchard, Pan Pacific, Intercontinental…
Trong vòng 14 ngày này, những người phải đi cách ly sẽ chỉ sinh hoạt trong phòng và không được phép sử dụng các cơ sở vật chất khác như phòng gym hay bể bơi. Tuy nhiên, khách sạn sẽ cung cấp cho họ đầy đủ ngày 3 bữa và cả dịch vụ giặt là. Chi phí này sẽ do chính phủ Singapore đài thọ toàn bộ.
Tại Australia, chính phủ nước này cũng đang thi hành các biện pháp tương tự. Kể từ thứ Bảy tuần trước, hơn 1.600 đã được đi cách ly tập trung tại khách sạn Intercontinental ở Sydney và khách sạn Crown Promenade tại Melbourne trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu mức độ lây lan của dịch bệnh. Hàng nghìn người khác được cho là sẽ tiếp tục cách ly tại các khách sạn, căn hộ dịch vụ và nhà nghỉ tập thể. Chính phủ Australia cũng sẽ chi trả toàn bộ hóa đơn liên quan tới chuyện ăn ở của những người đang cách ly này.
Động thái này của chính phủ các quốc gia có thể hỗ trợ rất nhiều cho ngành khách sạn vốn đang phải chịu khủng hoảng do tác động của dịch Covid-19
Tại Việt Nam, hơn 120 khách sạn trên toàn quốc cũng chủ động xin làm nơi cách ly, nhưng là để san sẻ bớt phần nào gánh nặng cho Nhà nước. Họ sẵn sàng chịu mọi chi phí để đồng bào trở về quê hương có nơi ăn chốn ở thoải mái trong 14 ngày cách ly.
Dựa trên ý kiến của các chuyên gia khi làm việc với Quỹ Bill & Melinda Gates về vấn đề nghiên cứu cách điều trị bệnh dịch Covid-19, tỷ phú Bill Gates đã chỉ ra 3 vấn đề chủ chốt cần thực hiện để đẩy lùi virus SAR-CoV-2.
5 năm trước, trong một bài nói chuyện trên TedTalk, Bill Gates từng đưa ra cảnh báo về một đại dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ giết chết "hàng triệu triệu người".
Điều đáng nói là, Bill Gates không chỉ đưa ra dự báo về một thảm hoạ dịch bệnh toàn cầu mà còn từng thúc giục các lãnh đạo thế giới chuẩn bị chống đại dịch. Ông còn có những chỉ dẫn chi tiết về cách phòng tránh và phương pháp ứng phó với thảm hoạ đó.
Trong một bài báo đăng tải trên Washington Post mới đây, tỷ phú Bill Gates đã đưa ra khuyến nghị về 3 vấn đề cần thực hiện ngay chống lại dịch bệnh COVID-19 ở Mỹ nói riêng và mọi nơi trên thế giới nói chung. Các khuyến nghị của ông dựa trên việc tham khảo ý kiến chuyên gia khi ông làm việc với Quỹ Bill & Melinda Gates, nơi tài trợ cho nghiên cứu điều trị virus gây ra bệnh về đường hô hấp COVID-19.
Tính đến ngày 31/3, virus SAR-CoV-2 đã lây nhiễm cho gần 190.000 người ở Mỹ, với số người chết trên toàn đất nước vượt quá 4.000. Bill Gates cho biết việc làm đầu tiên là kêu gọi "hạn chế tiếp xúc trên toàn quốc" ở Mỹ để ngăn chặn sự lây lan của virus. Ông cho biết thực tế một số bang không đóng cửa hoàn toàn là "công thức cho thảm họa".
Nhà đồng sáng lập Microsoft cũng kêu gọi chính phủ liên bang tăng cường xét nghiệm và thiết lập một hệ thống rõ ràng về người sẽ được xét nghiệm trước, với ưu tiên cao nhất là nhân viên y tế và người tiếp xúc gần nhất. Thứ hai sẽ là "những người có triệu chứng nhiễm bệnh, những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng nhất và những người có khả năng bị phơi nhiễm", Gates viết.
Bước cuối cùng, như Gates đã vạch ra, sẽ là "cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để phát triển các phương pháp điều trị và vắc-xin", kêu gọi các nhà lãnh đạo giúp đỡ bằng cách "không phát tán tin đồn khiến mọi người hoảng loạn mua đồ tích trữ".
Chỉ trong 7 ngày từ 14-21/3, các ứng dụng trực tuyến hỗ trợ chức năng cho các cuộc họp, hội nghị kinh doanh vươn lên dẫn đầu với 62 triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới. Số liệu được ghi nhận theo báo cáo được công bố bởi công ty phân tích App Annie vào thứ hai vừa rồi.
Số lượt tải xuống của các app trực tuyến chứng kiến sự tăng trưởng đột biến chưa từng thấy trước đó. Số lượng ứng dụng dành riêng cho các cuộc họp, hội nghị kinh doanh được người dùng iOS và Android tải xuống trong tuần đã tăng 45% so với tuần trước và tăng 90% so với mức trung bình hàng tuần vào năm 2019.
Phần lớn các ứng dụng được tải xuống là Zoom, Google Hangouts Meet và Microsoft Teams (theo báo cáo của App Annie).
Bài viết được trích dẫn từ:
Kết thúc phiên 1/4, Phố Wall khởi động quý II với những tin tức đầy tiêu cực, trong bối cảnh lo ngại dịch Covid-19 sẽ khiến nền kinh tế ngừng hoạt động lâu hơn dự kiến.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa thấp hơn 973,65 điểm, tương đương 4,4%, ở mức 20.943,51 điểm. S&P 500 giảm 4,4% xuống 2.470,50 điểm. Nasdaq Composite, đóng cửa ở mức 7.360,58 điểm. Các chỉ số lớn đồng loạt rớt xuống mức thấp trong ngày ở những phút cuối cùng của phiên, khi đó Dow Jones rớt mạnh hơn 1.100 điểm.
Ngày hôm qua, Tổng thống Donald Trump cho biết, Mỹ nên chuẩn bị cho một trận đấu "đầy đau đớn vào 2 tuần tới" khi Covid-19 lây lan. Ngoài ra, các quan chức Nhà Trắng đang dự đoán sẽ có khoảng 100.000 đến 240.000 ca tử vong do nCoV ở nước này.
Dữ liệu mới phát hành từ ADP và Moody’s Analytics cho thấy các công ty Mỹ đã cắt giảm 27.000 việc làm trong tháng 3 tính đến ngày 12/3. Mức giảm thực tế trong cả tháng 3 thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều, thể hiện ở số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao kỷ lục trong tuần trước. Trong khi đó, chỉ số sản xuất ISM giảm xuống 49,1 điểm trong tháng 3, từ mức 50.1 vào tháng 2, báo hiệu sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất tại Mỹ khi đại dịch bùng phát.
Trí Thức Trẻ