MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bình nóng lạnh nên bật khi cần hay để 24/24? Hóa ra bấy lâu nay nhiều người vẫn đang hiểu sai

28-10-2024 - 22:00 PM | Sống

Sử dụng đã lâu, nhưng không phải ai cũng biết điều này.

Hầu hết mọi gia đình hiện nay đều sở hữu bình nóng lạnh. Thiết bị này sử dụng điện để làm ấm nước, chỉ cần cắm điện là dùng được, không giống như bình nước nóng năng lượng mặt trời truyền thống bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Hơn nữa, nó cũng không chiếm diện tích trên mái nhà hay ngoài trời, nên rất tiện lợi. Vậy nếu hỏi bạn rằng: bình nóng lạnh nên bật liên tục hay dùng tới đâu bật tới đó thì sao? Chắc hẳn nhiều người sẽ không biết câu trả lời.

Nhiều hộ gia đình hiện nay đều để bình nóng lạnh bật 24/24 giờ. Về cơ bản, bình nóng lạnh luôn ở trong trạng thái hoạt động và được cấp điện liên tục. Ưu điểm của việc này là luôn có sẵn nước nóng trong nhà, rất tiện lợi cho việc sử dụng.

Tác hại của việc bật bình nóng lạnh 24/24

Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng bình nóng lạnh không nên hoạt động 24/24. Ngoài việc tiêu tốn nhiều điện năng, việc bình nóng lạnh liên tục đun nước ở nhiệt độ cao sẽ khiến cặn bẩn tích tụ dần. Lâu ngày, bình nóng lạnh sẽ bị đóng một lớp cặn dày. Nếu bạn mở bình nóng lạnh đã sử dụng 3 năm ra xem, bạn sẽ thấy bên trong phủ đầy cặn. Việc này có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Nên bật bình nóng lạnh khi cần dùng?

Bình nóng lạnh nên bật khi cần hay để 24/24? Hóa ra bấy lâu nay nhiều người vẫn đang hiểu sai- Ảnh 1.

Vì vậy, nhiều thợ sửa chữa khuyên rằng nên bật bình nóng lạnh khi cần sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm điện, giảm chi phí sinh hoạt. Bởi khi bình nóng lạnh tắt, nó sẽ không tiêu thụ điện năng. Nước trong bình cũng sẽ không bị đun nóng liên tục ở nhiệt độ cao. Đồng thời, việc bật/tắt khi cần cũng giúp giảm hao mòn, kéo dài tuổi thọ của bình.

Nhược điểm của việc bật/tắt bình nóng lạnh khi cần

Tuy nhiên, bật bình nóng lạnh khi cần dùng không có nghĩa là chỉ cần bật lên là có thể sử dụng nước nóng ngay. Ít nhất phải mất 30 phút để nước nóng lên đến nhiệt độ đủ tắm. Đôi khi quên bật bình nóng lạnh trước, bạn sẽ phải chờ một khoảng thời gian dài. Đặc biệt là vào mùa đông, khi khu vực rửa mặt và nhà bếp đều được kết nối với đường ống nước nóng, nếu bình nóng lạnh không hoạt động thì các khu vực khác cũng sẽ không có nước nóng để sử dụng.

Cách sử dụng bình nóng lạnh đúng cách

Lắp công tắc thông minh

Vậy làm thế nào để sử dụng bình nóng lạnh đúng cách, vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm điện, lại vừa tăng tuổi thọ cho thiết bị? Thực ra phương pháp rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng công tắc thông minh cho bình nóng lạnh. Thiết bị này có thể được hẹn giờ bật/tắt hoặc điều khiển từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại, vừa tiện lợi vừa nâng cao chất lượng cuộc sống.

Công tắc thông minh có thể kết nối với wifi trong nhà. Bạn có thể thiết lập lịch bật/tắt tự động thông qua ứng dụng trên điện thoại dựa trên thói quen sử dụng của gia đình mà không cần phải bật trực tiếp, an toàn hơn rất nhiều.

Bình nóng lạnh nên bật khi cần hay để 24/24? Hóa ra bấy lâu nay nhiều người vẫn đang hiểu sai- Ảnh 2.

Bên cạnh đó, bạn có thể bật bình nóng lạnh vào giờ thấp điểm để tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Không chỉ bình nóng lạnh, bạn cũng có thể sử dụng ổ cắm thông minh cho các thiết bị gia dụng khác như điều hòa, robot hút bụi để tăng thêm sự tiện lợi. Ổ cắm này còn hỗ trợ kết nối với các loa thông minh như Google Home, Alexa, giúp bạn điều khiển bằng giọng nói. Ví dụ, khi muốn tắm, bạn chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói cho loa thông minh, bình nóng lạnh sẽ tự động bật lên.

Thay đổi thói quen sử dụng theo mùa

Tất nhiên, bạn cũng có thể linh hoạt cách sử dụng bình nóng lạnh theo mùa. Vào mùa hè, bạn có thể bật bình nóng lạnh khi cần dùng. Vào mùa đông, có thể để bình nóng lạnh bật liên tục trong một khoảng thời gian dài hơn bình thường, vì nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều hơn, nhưng xong việc thì cũng tắt đi, không nên bật 24/24.

Dù bật/tắt khi cần hay bật liên tục, hãy nhớ vệ sinh bình nóng lạnh định kỳ, loại bỏ hết cặn bẩn trong bình và thay linh kiện mới nếu cần. Làm như vậy sẽ giúp bình nóng lạnh tiết kiệm điện và bền hơn.

 (Tổng hợp)

Theo Thùy Anh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên