Binh pháp Tôn Tử chỉ rõ 5 tính cách người làm lãnh đạo nên tránh, chị em công sở nên học hỏi ngay nếu muốn làm sếp
Thiên “Cửu biến” trong “Binh pháp Tôn Tử” đã ghi rõ, năm điểm yếu nguy hiểm của một tướng lĩnh là: liều mạng, ham sống, nóng giận, sĩ diện và để tình cảm lấn át.
- 18-11-20194 bài test tuyển dụng vô cùng hóc búa của Apple và Microsoft, sở hữu IQ cao cũng chưa chắc có thể tìm ra đáp án
- 18-11-2019Làm giàu không khó: Tiền không tự dưng sinh ra hay mất đi, nó sẽ chuyển vào túi bạn nếu âm thầm thực hiện 10 bí kíp tài chính sau
- 18-11-2019Bí quyết tiết kiệm tiền giúp bạn mua nhà chỉ trong 10 năm: Đặt các kỳ thanh toán vào đúng ngày nhận lương
Nói không ngoa, một người lãnh đạo giỏi chính là chiếc chìa khóa quan trọng, lèo lái tập thể, đưa tổ chức đến được bến bờ vinh quang. Vì lẽ đó, làm lãnh đạo chưa bao giờ là một công việc dễ dàng đối với bất kỳ ai, đặc biệt trong môi trường công sở - nơi có vô vàn thứ phải lưu tâm.
Mỗi người lãnh đạo sẽ mang trong mình một nét tính cách cũng như có phương pháp quản trị khác nhau, tùy thuộc vào loại hình cũng như những thành phần trong tổ chức. Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại một số điểm chung chí mạng mà nếu mắc phải, người lãnh đạo không chỉ hủy hoại sự nghiệp của bản thân mình và còn gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của rất nhiều người khác.
Vậy, đâu là những điểm yếu chí mạng mà người làm lãnh đạo thường dễ mắc phải? Thiên “Cửu biến” trong “Binh pháp Tôn Tử” đã ghi rõ, năm điểm yếu nguy hiểm của một tướng lĩnh là: liều mạng, ham sống, nóng giận, sĩ diện và để tình cảm lấn át. Ông còn khẳng định: “Tướng lĩnh bại trận đều do 5 nhược điểm này mà ra”.
Liều mạng
Dân gian vẫn thường truyền tai nhau câu nói “liều ăn nhiều” với hàm ý rằng nếu một ai đó dám đối đầu với rủi ro và thử thách để làm những điều ít người dám làm thì họ sẽ có thể nhận về những cái kết vẻ vang như bản thân mong muốn. Tuy nhiên, nếu một người lãnh đạo nhiệt huyết một cách quá mức, liều mạng mà thiếu đi sự suy xét kỹ càng thì sẽ chỉ càng thể hiện đó là một tướng lĩnh hữu dũng vô mưu, không thể làm nên việc lớn.
Đã là người lãnh đạo, nắm trong tay nhiều quyền lực nhưng cũng đồng nghĩa với việc chịu trách nhiệm cho cuộc sống và sự nghiệp của từng đó con người, thì việc cứ mãi “liều” là điều không ổn. Và hơn hết, việc không chịu dùng lý trí để phân tích mà cứ phó mặt cho số phận để “một liều, ba bảy cũng liều” sẽ khiến cấp dưới cảm thấy không phục. Mà nếu đã không thu phục được lòng người thì làm việc gì cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Ham sống, sợ chết
Một lãnh đạo xuất chúng không phải là người giỏi nhất mà là người biết thu phục nhân tâm, biết sử dụng nhân lực. Họ biết cách gửi gắm thông điệp để truyền đi nguồn cảm hứng, niềm tin và sức mạnh lớn lao đến cho đội ngũ của mình.
Để có thể làm được điều đó, bên cạnh tài năng thiên bẩm, người lãnh đạo cần một tấm lòng quả cảm. Dù tài năng đến mấy mà trong tình huống nguy cấp không thể bình tĩnh, dũng cảm đương đầu, thì cũng chẳng thể phát huy hết được tài năng đó. Thế nên, dũng cảm mới có thể tập trung phát huy được năng lực của mình và của người khác.
Nóng giận
Người xưa vẫn thường hay nói: “Giận quá mất khôn”, “Khi nóng giận không nên đưa ra quyết định”. Việc tức giận rất dễ khiến người ta hành động theo cảm tính; từ đó, đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến sự hối tiếc về sau.
Thành Cát Tư Hãn, người lập ra đế quốc Mông Cổ lừng danh một thời từng nói: “Hành động trong lúc tức giận chắc chắn sẽ thất bại”. Các quyết sách lãnh đạo đưa ra trong lúc bực tức liệu có đáng tin cậy hay đó chỉ là cái làm cho cấp dưới một phen khiếp sợ?
Vì thế, người lãnh đạo nóng tính, dễ bực tức sẽ không chịu được sự khiêu khích và dễ đưa ra những quyết định sai lầm.
Sĩ diện
Biết trọng thể diện của bản thân là một điều tốt và ai cũng cần lấy đó làm kim chỉ nam chứ không riêng gì người làm lãnh đạo. Tuy nhiên, quá sĩ diện thì khác; bởi những nhà lãnh đạo kiểu này có lòng tự trọng rất cao, đôi khi cực đoan cũng như không chịu được bất kỳ một sự nhục nhã nào. Họ không bao giờ để danh dự của mình bị xúc phạm, không chịu được sự ấm ức trong lòng. Vì thế, khi xảy ra chuyện xúc phạm tới danh dự của họ, họ sẽ không thể tha thứ được.
Tình cảm lấn át lý trí
Một lãnh đạo tốt là người không để chuyện tình cảm tác động đến những quyết định được đưa ra trong công việc. Bởi việc quá trọng tình cảm sẽ khiến tính kỷ luật bị mất, làm cho thưởng phạt không phân minh, mọi việc không có giới hạn rõ ràng.
Và điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo chính là biết cách đặt lợi ích của người khác, của tập thể lên trên lợi ích của mình. Bởi ở cương vị cao nhất, lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và sự nghiệp của không ít cá nhân.
Helino