Bình Thuận đề xuất thay thế phương án nhận chìm bùn thải
Tỉnh ủy Bình Thuận vừa có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế TƯ và Văn phòng TƯ Đảng về việc nhận chìm bùn cát, nạo vét xuống biển.
- 22-07-2017Một nhân sự cấp cao Bộ Công thương bị xem xét kỷ luật vì liên quan đến dự án xả hơn 1 triệu m3 bùn thải xuống biển
- 03-04-2017Phát hiện bể chứa bùn thải hôi khủng khiếp ở nhà máy giấy Lee & Man
- 13-03-2017Cận cảnh bể chứa bùn thải quặng thiếc bị vỡ trơ đáy ở Nghệ An
Ông Nguyễn Minh, Phó văn phòng Tỉnh uỷ Bình Thuận đã xác nhận với VietNamNet việc Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng liên quan đến Dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 và EVNGENCO 3.
Theo đó, Tỉnh uỷ Bình Thuận đề nghị Trung ương xem xét, chỉ đạo, nghiên cứu phương án sử dụng vật chất nạo vét để san lấp mặt bằng làm các công trình lấn biển. Tỉnh sẽ khảo sát, chọn và đề xuất các bộ, ngành chức năng vị trí sử dụng vật chất nạo vét để lấn biển.
Sự kiện nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin đổ bùn thải xuống vùng biển Bình Thuận đang được dư luận quan tâm
Liên quan đến giải pháp thay thế phương án nhận chìm, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, người được Bộ TN&MT gởi văn bản tham khảo ý kiến cộng đồng về việc nhận chìm bùn thải cho biết:
“Văn bản gửi cũng rất gấp, tôi đã trả lời rằng Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận không có chuyên môn nên không thể có ý kiến cụ thể được. Tuy nhiên, chúng tôi không đồng tình với dự án nhận chìm này và nếu vẫn thực hiện thì phải mời các nhà khoa học khảo sát, đánh giá toàn diện và công bố các số liệu cụ thể cho nhân dân biết.
Theo tôi, cần phải tính toán đến phương án khác, hiện nay gần nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân có nhiều khu vực bị xâm thực, xói lở bờ biển, nếu như Bộ TN&MT nói chất nạo vét là không ô nhiễm, nguy hại thì tại sao không nghiên cứu giải pháp dùng chất nạo vét đi san lấp các khu vực xói lở ven biển này” - ông Khoa nói.
Trước đó ngày 13/7, trả lời trước HĐND tỉnh Bình Thuận, ông Phạm Ngọc Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo cho biết không thể đổ chất nạo vét lên bờ được vì nguy cơ nhiễm mặn, gió phát tán bụi và không hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.
Vietnamnet