BIS: Đồng USD mạnh không giúp ích cho các đối tác thương mại của Mỹ
Nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã bác bỏ quan điểm rằng đồng bạc xanh mạnh hơn sẽ tăng khả năng cạnh tranh của các đối tác thương mại Mỹ, thúc đẩy giao dịch kinh doanh với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
- 23-09-2019Đẩy mạnh chiến lược ‘Vành đai và Con đường’, Trung Quốc rót thêm 1 tỷ USD vào ASEAN
- 23-09-2019Đây là cách các tay chơi mới nổi ở Trung Quốc dũng cảm thách thức những đại gia lớn nhất như Alibaba hay JD.com, hòng phân chia lại miếng bánh TMĐT trị giá 1,3 tỷ USD
- 23-09-2019Ấn Độ tung gói giảm thuế 20 tỷ USD để kích thích tăng trưởng
Sức mạnh đồng USD có thể là một phần lý do tại sao Chỉ số quản lý thu mua toàn cầu (PMI), một chỉ số quan trọng về tính nhạy cảm và tăng trưởng, đang suy giảm gần mức thấp kỷ lục, theo nghiên cứu từ BIS.
Có quan điểm rằng đồng bạc xanh mạnh hơn sẽ tăng khả năng cạnh tranh của các đối tác thương mại Mỹ, thúc đẩy giao dịch kinh doanh với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng nghiên cứu trong đánh giá hàng quý mới nhất của BIS chứng minh điều ngược lại. Đồng USD đã tăng 3% trong năm qua trùng khớp với giai đoạn suy yếu của ngành sản xuất và dịch vụ trên toàn thế giới khi chiến tranh thương mại nóng lên.
Đó là khi đồng USD mạnh mà các PMI bên ngoài Mỹ yếu, theo ông Hyun Song Shin, cố vấn kinh tế và trưởng phòng nghiên cứu tại tổ chức có trụ sở tại Basel. Sự tương quan này đi ngược lại lời giải thích dựa trên năng lực cạnh tranh thương mại.
BIS - ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương cho biết, vai trò của đồng bạc xanh như là một chỉ báo cho hoạt động kinh doanh có thể tóm gọn lại hai yếu tố: nhu cầu an toàn và chuỗi cung ứng toàn cầu. Khảo sát về luân chuyển ngoại hối cho thấy đồng USD đã củng cố vị thế là loại tiền hàng đầu thế giới, có mặt trong 88% tổng số giao dịch ngoại hối.
Khi nền kinh tế toàn cầu trì trệ, đồng USD có xu hướng tăng giá. Khi hầu hết tài trợ thương mại thông qua ngân hàng và tín dụng cần tài trợ cho hàng dự trữ, dẫn đến bị chi phối bởi tiền tệ của Mỹ, điều đó có thể thắt chặt điều kiện tài chính cho các công ty.
Báo cáo BIS nhấn mạnh các liên kết giữa PMI và điều kiện tài chính. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cổ phiếu và chênh lệch tín dụng doanh nghiệp trong số các biến số tài chính có mối tương quan chặt chẽ với dữ liệu. Các chỉ số vốn chủ sở hữu có xu hướng phản ánh đánh giá của những người tham gia thị trường về hoạt động kinh tế trong tương lai, trong khi chênh lệch tín dụng kết hợp chặt chẽ với các thước đo điều kiện tài chính.
Dữ liệu PMI được thu thập thông qua các cuộc khảo sát của các nhà quản lý thu mua trên những trường dữ liệu khác nhau, bao gồm đơn hàng mới, hàng tồn kho, tồn đọng đơn hàng, tốc độ giao hàng của nhà cung cấp và việc làm.
Các chỉ số hoạt động kinh doanh được các nhà kinh tế và nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ vì tính kịp thời khi chúng được phát hành ngay sau khi kết thúc tháng tham chiếu. Do đó, chúng được sử dụng để lấy ước tính thời gian thực của tổng sản phẩm quốc nội.
Chỉ số Global Composite PMI của JPMorgan về lĩnh vực sản xuất và dịch vụ toàn cầu, đã giảm xuống 51,3 vào tháng 8, gần chạm mức thấp kỷ lục từ tháng 9/2016. Các chính sách bảo hộ và rủi ro địa chính trị đang ảnh hưởng xấu tới niềm tin và đầu tư.
OECD vừa cắt giảm gần như tất cả các dự báo kinh tế mà họ đưa ra chỉ bốn tháng trước và những kỳ vọng tăng trưởng mới sẽ chậm lại ở mức yếu nhất trong một thập kỷ. Trong bối cảnh bất ổn, đồng bạc xanh vượt trội hơn so với các đồng G-10 trong quý này khi các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản bằng USD để đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao hơn.