Bố chồng lương hưu 17 triệu, sống chung nhiều năm không chi ra một xu: Ngày ông mất, luật sư tìm đến nhà
Con cháu không ngờ ông lại giấu cả nhà bí mật lớn như vậy.
- 12-03-2024Không lương hưu, không dựa con cái, cụ bà 67 tuổi vẫn ung dung hưởng tuổi già nhờ 1 kế hoạch nghỉ hưu bài bản
- 19-02-2024Sống trong căn biệt thự rộng 150m2, lương hưu 23 triệu đồng/tháng, cụ ông U65 khẳng định: Tôi không hạnh phúc ở năm cuối đời
- 02-02-2024Đêm giao thừa, con trai thả mẹ trước cửa nhà em gái vì "giấu" lương hưu: Cụ bà 80 tuổi đau xót không thôi
Câu chuyện dưới đây là tâm sự của cô Trần Hoa (45 tuổi), sống tại Trùng Khánh, Trung Quốc.
Bố chồng và mẹ chồng tôi khi còn trẻ đều là giáo viên, có 3 người con trai. Chồng tôi là con cả sống tại quê, 2 người em còn lại thì lập nghiệp ở thành phố.
Sau khi nghỉ hưu không có việc gì làm, ông bà ở nhà chăm sóc lẫn nhau. Với số tiền tích góp cả đời, bố mẹ chồng tôi mua được một căn hộ khoảng 60 mét vuông ở trung tâm để tiện đi lại thăm con cháu. Lương hưu của bố chồng tôi được 5000 NDT (khoảng 17 triệu đồng), thêm của bà nữa, tổng cộng có 10.000 NDT (khoảng 34 triệu đồng).
Tuy nhiên, một sự cố đã xảy ra. Mẹ chồng tôi qua đời sau một tai nạn giao thông. Vì là tai nạn, gia đình tôi nhận được một khoản bồi thường. Toàn bộ số tiền được bố chồng tôi cất giữ.
Tuy nhiên, từ ngày vợ mất, bố chồng tôi cũng suy sụp tinh thần. Vì không còn bà, ông sống một mình, tuổi lại cao nên 3 anh em quyết định đưa ông đến ở nhà chúng tôi. Ông nổi giận và không đồng ý.
Bố chồng tôi sống một mình được 7 tháng. Một ngày nọ, khu dân cư bị mất điện, thang máy không hoạt động, ông vô tình bị ngã khi đang leo cầu thang bộ. Mặc dù vết thương không nghiêm trọng nhưng ông vẫn cần nghỉ ngơi vài tháng để hồi phục. Không thể để ông sống một mình, vợ chồng tôi đón ông về ở cùng. Lần này, ông không thể phản đối nữa.
Sau nửa năm, bố chồng cuối cùng cũng bình phục. Lúc này, hai em trai của chồng tôi mới tìm tới ngỏ ý đón ông về nuôi. Nhưng họ bị ông mắng là bất hiếu, vì trước đó họ chẳng về thăm lấy một lần. Kể từ đó, bố chồng chuyến đến ở với chúng tôi.
Suốt 15 năm ở chung, vợ chồng tôi chăm lo cho bố từ những thứ nhỏ nhất. Dù ông có lương hưu nhưng cũng chẳng cần bỏ ra một đồng.
Đầu năm ngoái, con trai tôi ngỏ ý muốn lấy vợ. Điều đáng nói là chúng tôi còn thiếu tiền để mua một căn nhà cho con. Bố chồng biết chuyện liền bán căn nhà ở thành phố, lấy số tiền đưa cho cháu trai. Tôi và chồng đều không đồng ý cho con nhận tiền của ông.
Ông không chỉ có một đứa cháu, nếu chỉ cho con tôi, những người khác dị nghị thì phải làm sao? Nhưng bố tôi nhất quyết đưa tiền cho cháu. Để gia đình yên ấm, tôi đành miễn cưỡng cho con nhận tiền.
Sau đám cưới của con trai, vợ chồng tôi gom góp được một khoản. Tôi bàn với chồng trả lại tiền cho bố. Ông miễn cưỡng nhận số tiền đó. Ngày hôm sau, ông đến ngân hàng trong thị trấn và gửi tiền.
Suốt khoảng thời gian đó, hai người con trai còn lại của ông cũng không về thăm. Họ cho rằng vợ chồng tôi nhận nuôi bố là vì muốn chiếm tiền lương hưu của ông. Ba anh em vì thế cũng xảy ra bất hòa.
Cuối mùa đông năm 2023, ông cụ bị cảm nặng. Do tuổi cao sức yếu, bố chồng tôi qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Trong những ngày cuối đời, ông gọi tất cả con cháu đến và dặn: “Sau khi bố qua đời, ba anh em không được tranh chấp tài sản.”
Đám tang của bố chồng tôi tiêu tốn gần 30.000 NDT (khoảng 102 triệu đồng). Xong việc, hai em trai đề nghị chia đều chi phí, mỗi gia đình đóng góp 10.000 NDT.
Sáng hôm sau, khi hai em đang chuẩn bị trở về thành phố thì bất ngờ có luật sư đến nhà. Thì ra, trước khi qua đời, ông đã giao di chúc cho họ.
Tài sản của ông có tổng cộng 750.000 NDT, trong đó có 300.000 NDT tiền bồi thường từ vụ tai nạn ô tô do tai nạn trước đó của mẹ chồng tôi. Ông để lại cho vợ chồng tôi 450.000 NDT và chia 300.000 NDT còn lại cho hai em trai.
Trong di chúc ông có viết: “Bố sống ở nhà anh cả nhiều năm như vậy, chưa bao giờ cho nó một xu. Do vậy, ta để lại cho nó phần hơn, chỉ mong các con hiểu, không ghen ghét, đố kị lẫn nhau.” Cuối cùng, cả 3 anh em đều rưng rưng nước mắt. Kể từ đó, 3 gia đình gặp gỡ và yêu thương nhau nhiều hơn.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật