MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Công Thương phản hồi gì về một loạt quy định ‘lạ đời’?

Phải có ít nhất một giám đốc hoặc thành viên hội đồng quản trị là người Việt. Đồng thời, nhân viên ở tất cả các cấp, bao gồm cấp quản lý phải có thành phần là người Việt không dưới 50%.

Bộ Công Thương vừa có phản hồi về những ý kiến về dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại.

Bộ Công Thương cho rằng mục tiêu của Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi thúc đẩy sự phát triển đồng bộ đối với các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại. Trong đó bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi và các hoạt động kinh doanh có liên quan.

“Dự thảo Nghị định sẽ không tạo thêm điều kiện kinh doanh, không làm phát sinh các giấy phép con, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà nhằm tạo hành lang pháp lý theo hướng xóa bỏ rào cản, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng”, Bộ Công Thương khẳng định.

Cơ quan này cũng cho rằng nghị định này nhằm hỗ trợ việc tiếp cận thị trường và tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ đối với hàng hóa Việt Nam, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tại các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại nêu trên...

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trước khi trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Bộ Công Thương hoan nghênh mọi ý kiến góp ý, bổ sung đối với đề nghị xây dựng nghị định. “Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan, Bộ đã và đang xem xét tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại”, Bộ Công Thương cam kết.

Trước đó như chúng tôi đã thông tin, Bộ Công Thương công bố dự thảo nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối (các cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM), trung tâm mua sắm…).

Dự thảo này có nhiều quy định lạ và bị phản ứng mạnh vì vẽ ra rất nhiều giấy phép con cản trở người kinh doanh. Ví dụ Bộ Công Thương quy định mỗi năm các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức ba đợt bán hàng giảm giá được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền; Siêu thị, TTTM phải mở tất cả ngày trong tuần kể cả ngày lễ, tối thiểu từ 10 giờ đến 22 giờ…

Liên quan đến quản lý và điều hành siêu thị, TTTM, dự thảo nghị định nêu rõ: Phải có ít nhất một giám đốc hoặc thành viên hội đồng quản trị là người Việt. Đồng thời nhân viên ở tất cả các cấp, bao gồm cấp quản lý phải có thành phần là người Việt không dưới 50%...

Quy định này bị các chuyên gia, nhà kinh doanh... đánh giá là hết sức phi lý, can thiệp quá sâu đến quyền tự chủ kinh doanh của doanh nhiệp và làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.

Bộ Công Thương phản hồi gì về một loạt quy định ‘lạ đời’? - Ảnh 1.

Quy định siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tối thiểu từ 10 giờ đến 22 giờ… là can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh: TÚ UYÊN


Theo ĐL

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên