Bỏ công việc mơ ước ở tuổi 32, chi 800 triệu đồng tiền tiết kiệm nghỉ hưu để đi du lịch, sau hơn 1 năm người phụ nữ hối hận không kịp
Vì nghĩ rằng làm việc để sống, người phụ nữ này đã nghỉ việc, dừng đầu tư và chi quá nhiều tiền tiết kiệm đến nỗi phải trì hoãn nhiều kế hoạch quan trọng khác.
- 14-02-2024Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ trên 95 tỷ USD cho Ukraine và Israel
- 13-02-2024Giới trẻ Trung Quốc kéo 'cơn sốt' vàng quay trở lại
Năm 28 tuổi, Helen Zhao có được công việc mơ ước là sản xuất video cho CNBC. Mỗi sáng tung chăn thức dậy, cô đều hào hứng lao vào công việc và cảm thấy mình sinh ra để làm việc này.
Nhưng Zhao thầm tưởng tượng đến khi tỉnh dậy năm 80 tuổi, cô tiếc nuối bản thân chỉ biết sống để làm việc thay vì làm việc để sống. Suy cho cùng cô đã dành phần lớn cuộc đời của mình để tập trung vào tương lai. Kiệt sức và thường xuyên lo lắng khiến cô không thể sống cho hiện tại.
Vì thế, năm 32 tuổi, Zhao nghỉ việc và mua vé một chiều đến Peru. Cô dành một năm rưỡi với 34.000 USD (khoảng 830 triệu VNĐ) để khám phá 18 quốc gia trên khắp Nam Mỹ và Châu Á. Cuối cùng, Zhao đã rút ra được nhiều bài học về sự cân bằng giữa công việc và vui chơi.
Dưới đây là 4 điều mà Zhao hối tiếc nhất. Những điều này đã dạy cô khi nào nên ưu tiên hạnh phúc và khi nào nên hy sinh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
1. Quá lo lắng về tiền bạc mà bỏ lỡ những trải nghiệm có một không hai trong đời
Năm 2022, vì sợ giá vé máy bay tăng, Zhao đã đặt trước nhiều tuần chuyến bay từ Argentina đến Brazil. Thế nên cô chưa kịp tận hưởng trọn vẹn không khí ăn mừng chiến thắng World Cup của Argentina.
Khi đến Rio của Brazil, Zhao săn được vé rẻ nhất tới Bogotá, Colombia. Nhưng đồng nghĩa, cô rời Brazil vào đúng sinh nhật của mình và bỏ lỡ lễ hội đón năm mới nổi tiếng ở Rio. Cô đành xem Instagram Stories tiệc tùng của các bạn khi đang ngồi một mình trong khách sạn.
Quá ám ảnh với những kế hoạch, Zhao đã bỏ lỡ những trải nghiệm đặc biệt trong cuộc sống. Vì thế, cô đã rút ra được bài học cần phải linh hoạt để ứng phó với những tình huống bất ngờ. Cô cũng học cách sống và đón nhận những niềm vui và sự lo lắng.
2. Tiêu quá nhiều tiền tiết kiệm, phải trì hoãn các mục tiêu khác
Số tiền 34.000 USD là một khoản không nhỏ trong quỹ tiết kiệm dài hạn của Zhao. Hiện tại ở tuổi 34, cô không còn nhiều tiền tiết kiệm cho kế hoạch nghỉ hưu sau này. Cô không còn đủ tiền để cọc mua nhà ở Los Angeles và không sẵn sàng để sinh con.
Mặc dù không hối tiếc về chuyến đi, nhưng Zhao hối hận vì thiếu sự chuẩn bị khi còn trẻ, để bản thân phải lựa chọn giữa thỏa mãn cá nhân và đảm bảo tài chính. Nếu cô học kiểm soát tài chính cá nhân và bắt đầu tiết kiệm, đầu tư, cũng như lập kế hoạch làm việc từ thời học trung học, Zhao tin rằng mình có thể nghỉ phép mà không trì hoãn nhiều các mục tiêu khác trong cuộc sống.
3. Ngừng đầu tư hoàn toàn
Zhao bắt đầu đầu tư cổ phiếu vào năm 2020 và rất phấn khởi khi thị trường liên tiếp đạt kỷ lục. Nhưng khi thị trường sụt giảm vào năm 2022 khiến Zhao mất hết tiền lãi, cô sợ sẽ bị thua lỗ nhiều hơn nữa.
Cô cũng ngừng chuyển tiền vào khoản hưu trí Roth IRA sau khi nghỉ việc năm 2022 và để lỡ cơ hội làm giàu.
Zhao ước rằng cô tiếp tục đầu tư trong khi nghỉ phép, bỏ 200 USD mỗi tháng vào một quỹ chỉ số vốn hóa lớn. Để xoa dịu nỗi sợ hết tiền, cô đã chi tiêu ít hơn vào hàng quán sang trọng, quần áo, cafe và cocktail mỗi ngày.
4. Bất cẩn với đồ đạc của mình
Có lúc, Zhao đã khóc nức nở bên lề đường ở Phnom Penh, Campuchia, vì bị trộm lấy mất chiếc điện thoại iPhone 13 mới mua 2 tháng. Cô suy sụp, cảm thấy cô đơn và sợ hãi vì không có điện thoại khi ở nước ngoài. Cô cũng mất tất cả ảnh của mình. Cuối cùng, cô tốn 800 USD cho một chiếc điện thoại mới.
Zhao đã nhiều lần bị mất đồ đạc và điều đó khiến cô tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức. Trong khi tỉ mỉ về danh sách việc cần làm và chuyến bay, đôi khi cô lại bất cẩn trong việc khác.
Những sai lầm Zhao mắc phải khi đi du lịch đã dạy cô khi nào nên thả lỏng cũng như khi nào cần kiểm soát nhiều hơn.
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Ngôn ngữ của "đồng tiền"
Xem tất cả >>- Đồng đô la Mỹ tăng vọt trở thành ‘con dao hai lưỡi’ với ví tiền và danh mục đầu tư
- Không phải vàng hay chứng khoán, nhà đầu tư đổ xô rót tiền vào những loại tài sản có 1-0-2, sinh lời vượt trội, tránh xa biến động thị trường
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới đang tạo ra một thị trường chứng khoán hấp dẫn chưa từng có, chuyên gia nhận định: Đây là cơ hội đầu tư có 1-0-2
- Một khi FED cắt giảm lãi suất, kỷ nguyên ‘nhắm mắt’ đầu tư cũng có lãi 5% sẽ chấm dứt
- Người dân tại quốc gia này đang thay đổi chiến lược để chống lại lạm phát lên tới gần 280%: Gọi tên một tài sản đang được cả thế giới chú ý