Bổ gấp 9 lần thịt gà, loài vật được tôn "thuốc bổ thượng phẩm" này có rất nhiều ở chợ Việt: Tuy nhiên có 3 nhóm người nên tránh sử dụng
Dù có kích thước nhỏ bằng bát cơm, chim bồ câu vẫn được giới y học hiện đại lẫn Đông y đánh giá cao về nguồn dinh dưỡng mà nó đem lại.
- 05-02-202219 loại thực phẩm tự nhiên được mệnh danh là “ngôi sao phòng ung thư": Hàng ngày chú ý ăn nhiều hơn, bệnh tật sẽ chủ động “tránh xa” bạn
- 04-02-20222 vợ chồng trẻ lần đầu nấu nướng, ăn xong đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, bác sĩ cảnh báo 5 loại thực phẩm phải nấu chín mới được ăn
- 04-02-2022Những người sống lâu nhất trên thế giới đều thường xuyên ăn 9 loại thực phẩm, tiết lộ thêm 5 việc cần làm trước khi đi ngủ giúp bạn kéo dài tuổi thọ
Con vật nhỏ bé nhưng bổ ngang thuốc bổ thượng phẩm mà chúng ta đang nhắc đến chính là: Chim bồ câu .
Theo Đông y, thịt chim bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt. Thịt chim bồ câu chúng ta ăn trong hàng ngày còn được mệnh danh là sâm động vật hay thuốc bổ thượng phẩm. Loài vật này đã có mặt trong sách "Thực liệu thảo mộc" ở thời nhà Đường, người Trung Quốc xưa còn có câu châm ngôn "Một con chim bồ câu còn tốt hơn 9 con gà, hay là 1 các thắng 9 kê".
Thậm chí, theo một số tờ báo Trung Quốc, hàm lượng canxi của chim bồ câu còn nhiều gấp 15 lần thịt gà, hàm lượng sắt gấp 3 lần thịt gà.
Thịt chim bồ câu vừa là thuốc, vừa là thực phẩm, nó chứa các chất dinh dưỡng phong phú cần thiết cho cơ thể nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp, không gây ra lipit máu. Loại thịt này có thể dùng để dưỡng gan, bổ thận; tăng cường trí nhớ, trì hoãn lão hóa ...
Thịt chim bồ câu phù hợp với nhiều đối tượng, ví dụ như rất thích hợp cho người già hoặc phụ nữ có thai; người mới phẫu thuật... có thể dùng làm món ăn bồi bổ rất tốt. Tuy nhiên, có một số nhóm người sau đây lại được cảnh báo không nên ăn nhiều.
3 nhóm người được khuyên tốt nhất không nên ăn thịt chim bồ câu
1. Bệnh nhân mắc bệnh gan không nên ăn thịt chim bồ câu
Thịt chim bồ câu có tác dụng bồi bổ rất tốt, tuy nhiên nó không phù hợp cho tất cả mọi người, nhất là người bệnh gan tuyệt đối không nên ăn. Những bệnh nhân đã mắc bệnh viêm gan B không được ăn thịt chim bồ câu, vì thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng viêm gan nặng thêm. Ngoài ra, do thịt chim bồ câu rất giàu đạm, một lượng lớn đạm và chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và có thể dẫn đến bệnh tật.
Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt.
2. Người bị nóng trong không nên ăn thịt chim bồ câu
Vì thịt chim bồ câu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, nhiều chất béo, gây nóng trong nên không phải ai cũng ăn được. Nó thích hợp với những người có thể chất lạnh.
Ngược lại, nếu người có thể trạng nóng, đang bị sốt... nếu ăn nhiều chim bồ câu sẽ làm tăng sự khó chịu trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp , bị trĩ cũng nên ăn thịt chim bồ câu ở lượng vừa phải kẻo làm phản tác dụng, có hại cho sức khỏe.
3. Không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn thịt chim bồ câu
Mặc dù thịt chim bồ câu rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng bồi bổ cơ thể nhưng tốt nhất bạn không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn vì cơ thể quá nhỏ, các chức năng chưa hồi phục sẽ khó xử lý dinh dưỡng của thịt chim. Loại thịt này dành cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên. Hơn nữa, thịt chim bồ câu khá nhỏ có thể gây hóc xương cho trẻ, phụ huynh nên chú ý loại bỏ trước khi cho trẻ ăn.
Lưu ý
Kể cả những người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều thịt chim bồ câu. Hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao vì vậy để tránh thừa chất bạn nên ăn cùng các loại thực phẩm khác. Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con. Theo Đông y, cách chế biến thịt chim bồ câu tốt nhất là hầm thành cháo hoặc canh, nấu chín nhừ dạng nước rồi ăn cả nước lẫn cái. Khi ăn thịt bồ câu cần tránh ăn cùng với nấm đầu khỉ, gan lợn, thịt lợn vì dễ gây đầy, chướng bụng.
Theo Đông y, cách chế biến thịt chim bồ câu tốt nhất là hầm thành cháo hoặc canh, nấu chín nhừ dạng nước rồi ăn cả nước lẫn cái.
Nhịp sống Việt