"Bố già" của ngành smartphone Trung Quốc Đoàn Vĩnh Bình: Người "dám đi sau thế giới rồi giành thế thượng phong" và quyết định rút lui giữa hào quang ở tuổi 40
Bất luận là trở thành người đi đầu hay đi sau thế giới, Đoàn Vĩnh Bình luôn tìm thấy sự chắc chắn giữa những thay đổi không ngừng của thế giới kinh doanh.
- 29-07-2021Tầm nhìn độc nhất vô nhị của "nữ hoàng đầu tư" Trung Quốc: Điều quan trọng nhất là phải biết chọn mặt gửi vàng!
- 21-07-2021Bài học quản lý thời gian “gây sốc” từ vị tỷ phú đa nhiệm, điều hành 2 công ty lớn nhưng vẫn có đủ sở thích riêng, nghỉ ngơi đến 60 ngày/năm: Không tập trung vào bất kỳ điều gì quá 4 giờ!
- 20-07-2021Điều bí mật để trở nên giàu có: Nhìn lại cách tỷ phú Jeff Bezos kiếm tiền để hiểu đâu là mấu chốt để thành công
- 20-07-2021“Tỷ phú vô gia cư” từng nhặt vỏ lon để mua thức ăn, đi họp bằng xe bus rồi “bứt phá” ngoạn mục: Chẳng có bữa trưa nào miễn phí, bạn phải tự thân vận động thôi!
Ông Đoàn Vĩnh Bình (Duan Yongping) là tỷ phú sáng lập Oppo và Vivo, hai thương hiệu smartphone “song sinh” làm khuynh đảo thị trường Trung Quốc năm 2016. Từng bị xem là bản sao iPhone, họ từng bước thăng hạng và cuối cùng chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số di động tại Trung Quốc.
Trong giới đầu tư, Đoàn Vĩnh Bình được mệnh danh là “Buffett của Trung Quốc”. Ông đã một tay tạo ra hai doanh nghiệp nổi tiếng là Subor Electronics Industry Corporation và BBK Electronics Group. Ông cũng chính là người đã đào tạo và hướng dẫn cho Hoàng Tranh của Pinduoduo, Đinh Lôi của NetEase, Trần Minh Vĩnh của OPPO, Thẩm Vĩ của Vivo...
Không phải tự nhiên mà ông được gọi là “Buffett của Trung Quốc”. Vậy bí quyết nào đã giúp Đoàn Vĩnh Bình tạo ra tiếng vang và kỳ tích trong ngành điện tử đời đầu?
Người "dám đi sau thế giới"
Năm 1983, Nintendo giới thiệu máy chơi game tại nhà FC có tên là “Red and White Machine”. Vào cuối những năm 80, một lô Red and White Machine đã được chuyển vào Trung Quốc, nhưng không thể bán ra thị trường do giá thành quá cao.
Đoàn Vĩnh Bình đã nhân cơ hội này ngay lập tức dẫn dắt nhà máy bắt chước sản xuất FC với giá chỉ bằng một phần tư Nintendo FC. Năm 1993, ông đã sáng tạo thêm bàn phím cho FC, và bàn phím này trở thành nguyên mẫu của máy tính học tập Subor.
Sau đó, Đoàn Vĩnh Bình thành lập BBK. Mọi thứ từ DVD, điện thoại không dây, bộ lặp, MP3 cho đến điện thoại di động, đồng hồ đeo tay thông minh… đều là một sự đổi mới mang tính kỷ nguyên. Trong một thời gian dài, OPPO và Vivo chỉ được coi là phiên bản nâng cấp của những phiên bản ăn theo.
Tuy nhiên, dù bị chế giễu, OPPO R9S đã giành ngôi quán quân thị trường điện thoại di động trong nước năm 2017 nhờ trải nghiệm giống iPhone nhưng giá lại rẻ hơn nhiều.
BBK ít khi có dòng sản phẩm cao cấp, nhưng được bán với giá không phải rẻ. Vì lựa chọn chip cấp thấp nên 2 thương hiệu điện thoại này thường bị các đối thủ cáo buộc là “giá bán cao, cấu hình thấp”. Thế nhưng người tiêu dùng chính của hãng không nghĩ như vậy.
Có 3 loại khách hàng cốt lõi: thanh niên, phụ nữ, những người có thu nhập thấp và trung bình.
Các giám đốc khâu sản phẩm 2 hãng này rõ ràng hiểu rõ người tiêu dùng chính của họ hơn các thương hiệu khác. Cho dù đó là âm nhạc, chức năng camera, thiết kế giống iPhone hay quảng cáo “Sạc trong 5 phút, gọi điện thoại 2 giờ”... người dùng đều dễ hiểu hơn là nói về các từ ngữ chuyên nghiệp như thương hiệu chip, kiểu máy, tần số và có trải nghiệm trực quan hơn.
Do đó, “so sánh giá cả” đơn thuần là chưa đủ để thâm nhập vào nửa dưới của thị trường kim tự tháp, mà cần có sự hiểu biết đầy đủ về tâm lý, cuộc sống, thói quen làm việc của người tiêu dùng. Công ty của ông Đoàn luôn có lợi thế về mảng hiểu rõ khách hàng.
Người theo chủ nghĩa thực dụng như Đoàn Vĩnh Bình đã hô to khẩu hiệu: “Hãy dám đi sau thế giới, và giành thế thượng phong từ phía sau.” Ông tin rằng: “Với thực lực và khả năng của chúng tôi, nguyên tắc này có thể sử dụng trong nhiều năm.”
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau 10 năm lập nghiệp, ông Đoàn Vĩnh Bình cho biết, thành công của ông là nhờ Apple không thích ứng được với tình hình cạnh tranh ở địa phương: "Apple không thể đánh bại chúng tôi tại Trung Quốc vì ngay cả họ cũng có khiếm khuyết. Họ đôi khi khá bướng bỉnh. Họ làm ra nhiều thứ tuyệt vời như hệ điều hành chẳng hạn nhưng chúng tôi lại vượt qua họ ở các lĩnh vực khác".
Với thành công đó, giới truyền thông và kinh doanh gọi Duan Yongping là "bố già" của ngành công nghiệp điện thoại thông minh Trung Quốc. Trên thực tế, dù đi theo chiến lược hay không ngừng thay đổi hướng kinh doanh, điều duy nhất không thay đổi ở Đoàn Vĩnh Bình trong hơn 20 năm qua chính là lấy người tiêu dùng làm mục tiêu. Người tiêu dùng là ai và họ cần gì, chính là thứ mà công ty ông luôn dồn tâm huyết để giải đáp.
Đoàn Vĩnh Bình rất ngưỡng mộ Wahaha, nên ngay từ 20 năm trước, ông đã sao chép mô hình “hệ thống sản xuất và bán hàng” của Wahaha lên BBK. Ông đã thiết lập mối quan hệ hợp tác ổn định với các nhà phân phối trên toàn quốc.
Cụ thể, các nhà sản xuất và các đối tác cốt lõi có cổ phần chéo của nhau, đồng thời sử dụng hệ thống chiết khấu cao để kiểm soát và kích thích toàn bộ chuỗi bán hàng. Ở khâu bán hàng, các nhà sản xuất không chỉ chia hoa hồng cao cho nhân viên sale mà còn áp dụng phương thức phân phối theo chiều sâu. Chỉ cần cửa hàng điện thoại đạt đến một lượng hàng nhất định, nhà sản xuất sẽ cử nhân viên bán hàng đến cửa hàng giúp một tay. Điều này kiểm soát hiệu quả hành vi thông đồng, trở thành một phương tiện mạnh mẽ để kiểm soát giá cả.
Sau đó, hãng chuyển từ hình thức “cử người đến cửa hàng phụ buôn bán” sang “nhận thầu các cửa hàng điện thoại”. Chủ cửa hàng chỉ cần cung cấp mặt tiền và tài chính, công ty ông chịu trách nhiệm tất cả các kênh mua bán, hậu mãi… do đó các cửa hàng điện thoại di động tư nhân cũng trở thành cửa hàng chuyên bán 2 thương hiệu điện thoại này của Đoàn Vĩnh Bình.
Việc quản lý hệ thống của Đoàn Vĩnh Bình là sự pha trộn giữa tình người và quy tắc. Ông Đoàn rất thấu tình đạt lý, bản thân ông và ông ty của ông đều rất có lòng cảm thông và rộng lượng.
“Warren Buffett” của Trung Quốc
Đầu tư vào NetEase cũng là một sự thành công của Đoàn Vĩnh Bình.
Sau khi bong bóng dot-com bùng nổ vào năm 2000, giá cổ phiếu của NetEase đã giảm mạnh xuống còn 13 xu. Qua sự quen biết thời sinh viên, Đinh Lôi đã liên hệ với Đoàn Vĩnh Bình - người hơn anh 10 tuổi và “được cho là giỏi marketing”, để xin ý kiến của ông Đoàn.
Khi đó, Vĩnh Bình đã chuyển sang đầu tư độc lập, sau khi được Vĩnh Bình hướng dẫn, Đinh Lôi đã nhận ra lợi thế “có tiền là có cách” của mình. Đoàn Vĩnh Bình nhận thấy rằng thị trường game của NetEase rất lớn, nhưng giá cổ phiếu của công ty đang bị đánh giá thấp nghiêm trọng. Thế rồi ông quyết định đầu tư vốn lớn cho Đinh Lôi.
Khi Shanda đang thống trị các trò chơi trực tuyến của Trung Quốc, chiến lược phát triển loại hình game mở từ cổng thông tin điện tử của NetEase xuất hiện thật đúng lúc. Chỉ trong hai năm, NetEase đã trở lại với cuộc đua kinh doanh trò chơi và giá cổ phiếu của nó tăng vọt lên 70 đô la. Đoàn Vĩnh Bình đã nhận được gần 100 lần lợi tức đầu tư. Cái tên “Buffett Trung Quốc” của ông cũng bắt đầu nổi như cồn.
Năm 2006, Đoàn Vĩnh Bình đã dùng 620.000 USD để đấu giá một bữa ăn trưa với “thần chứng khoán” Buffett. Ông dường như đã trở thành “người phát ngôn Trung Quốc” về triết lý đầu tư giá trị của Buffett.
Ông Đoàn Vĩnh Bình trong bữa ăn với tỷ phú Warrent Buffett
Về đầu tư, Đoàn Vĩnh Bình hiếm khi tính toán doanh thu cụ thể. Để có thể hiểu được nguồn tiền trong tương lai, ông cũng kiên nhẫn như Buffett, ông thường xuyên kiểm tra tất cả các số liệu và thông tin kinh doanh của công ty xe có tương ứng hay không, kiểm tra xem các công ty đó có bỏ sót điều gì không… Điều quan trọng nhất là “đừng làm những gì mình không hiểu, đừng bán khống và đừng vay tiền” khi đầu tư.
Rút lui trong chiến thắng
Nhiều người ở độ tuổi 40 vẫn trong tâm trạng lo lắng khi đối mặt với cuộc khủng hoảng tuổi trung niên. Thế nhưng Đoàn Vĩnh Bình ở tuổi 40 đã về hưu và sống cuộc sống ẩn dật với vợ ở Palo Alto, California.
Để thực hiện lời hứa với vợ, Đoàn Vĩnh Bình đã nghỉ hưu sớm khi đang ở vị trí cao nhất của BBK. Mặc dù vẫn nắm giữ cổ phần trong công ty Trung Quốc, nhưng ông thích sống một cuộc sống tránh xa ánh đèn và tận hưởng cuộc đời với con cái cùng người vợ làm nhiếp ảnh gia.
Mặc dù ông vẫn về Trung Quốc hai hoặc ba lần mỗi năm để trò chuyện với những người bạn cũ, tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị, nhưng anh vẫn cố giữ khoảng cách để tránh làm phiền họ. Ngay cả khi không còn lên tiếng và chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh cụ thể, ông vẫn sẽ nhận được hầu hết các tin tức về những sản phẩm của mình qua Internet. Tại blog riêng của mình, ông vẫn thường viết bài để bày tỏ quan điểm về những sản phẩm mình đã tạo ra.
Ông vẫn được biết đến với biệt danh “Chủ tịch thầm lặng” và là lãnh tụ về mặt tinh thần của lớp hậu bối.
Năm 2013, Lưu Tác Hổ khi ấy là phó chủ tịch của OPPO đã đến Mỹ để thăm Đoàn Vĩnh Bình và được ông Đoàn tặng một câu: “Dù ở thời điểm nào, bản chất của hoạt động kinh doanh vẫn không thay đổi. Có thể thành công hay không, đều dựa vào hai từ “bổn phận”.
Mỗi khi Đoàn Vĩnh Bình nhớ lại thời gây dựng Subor, ông ấy luôn tràn đầy cảm xúc. Một nhóm cộng sự thân thiết làm việc cùng nhau, chẳng mấy chốc Subor đã thu về lợi nhuận hơn một tỷ NDT. Sau đó, vì việc cải tổ hệ thống cổ phần không đạt được sự thỏa thuận với cấp trên, ông đã chọn cách ra đi.
Hầu hết các cán bộ cấp trung của Subor đã đi theo Đoàn Vĩnh Bình thành lập Công ty TNHH Điện tử BBK. Sau đó, trong số sáu người ủng hộ ông bắt đầu khởi nghiệp, trong đó có người sáng lập OPPO Trần Minh Vĩnh, người sáng lập Vivo Thẩm Vĩ và CEO Kim Chí Giang của BBK Education.
Chỉ trong nháy mắt, đã hơn hai thập kỷ trôi qua, công ty dần phát triển, ngay cả khi Đoàn Vĩnh Bình đã vắng bóng từ lâu, ông vẫn có thể điều hành tốt quỹ đạo của công ty. Rõ ràng, Đoàn Vĩnh Bình đã biến mình thành trung tâm của từ trường và cho phép lực từ truyền xuống một cách có trật tự.
Bất luận là trở thành người đi đầu hay đi sau thế giới, Đoàn Vĩnh Bình đã tìm thấy sự chắc chắn từ sự luôn thay đổi của thế giới kinh doanh. Hầu hết các công ty của ông vẫn đang thảo luận về việc làm thế nào để thành công ở thế hệ thứ hai và làm sao để truyền lại văn hóa doanh nghiệp. Và ông đã nhận ra sự chuyển đổi tự nhiên của việc kế thừa công ty và kiểm soát công ty từ sớm. Ở một góc độ nào đó, định nghĩa về một doanh nhân thành đạt đều gần giống nhau.
Theo Zhihu