Bỏ học cấp 3, 17 tuổi tập đầu tư cổ phiếu, 31 tuổi ôm khoản nợ 2 tỷ đồng trên đầu, người đàn ông vực dậy, gây dựng công ty kinh doanh online với doanh thu hàng chục triệu USD mỗi năm
"Tôi có thể mua cái này với giá 10 USD, sau đó bán lại trên Amazon với giá 20 USD và kiếm được 10 USD tiền chênh lệch. Quan trọng hơn cả là tôi sẽ bán được nhiều hơn 1 đơn/ngày", Lubarsky chia sẻ về thời điểm mà anh bắt đầu nảy ra ý định kinh doanh online.
- 31-05-202210 điều đắt hơn vàng mà ông trùm BĐS Trung Quốc Vương Kiện Lâm luôn làm theo để có được thành công: "Cuộc đời là đường đua dài, đừng mơ thành công khi mới chạy vài trăm mét"
- 31-05-2022Thăng trầm tuổi U60 của Tài tử Johnny Depp: Từ 'gã cướp biển ngạo nghễ' của Hollywood đến nạn nhân của bạo lực gia đình, nhan sắc và sự nghiệp tụt dốc không phanh
- 24-05-2022Thức thời như gia tộc Toyoda: Bán cả bằng sáng chế máy dệt để có tiền chế tạo và sản xuất ô tô, để rồi thành 'ông trùm' của ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản
Bảy năm trước, khi ở độ tuổi 31, Larry Lubarsky là gã đàn ông từng bỏ học cấp 3, không có tiền tiết kiệm lại còn gánh trên lưng khoản nợ 100.000 USD (hơn 2 tỷ đồng). Đến năm 2018, Lubarsky 38 tuổi đang điều hành một công ty có 10 nhân viên và thu về 18 triệu USD vào năm 2017 nhờ bán hàng nghìn sản phẩm khác nhau trên nền tảng thương mại điện tử Amazon.
Trong buổi phỏng vấn với trang CNBC, anh có đôi lời chia sẻ về công việc hiện tại: "Tôi sống với mẹ, nợ nần chồng chất, không có đủ tiền để mua điện thoại hay xe hơi. Bạn biết đấy, tôi không có khả năng để hẹn hò với một hay làm bất cứ điều gì tương tự. Vì vậy, về mặt tài chính, công việc này đã cứu cuộc sống của tôi".
Ảnh: internet
Ban đầu, Lubarsky mua hàng loạt sản phẩm như đồ điện tử, đồ làm đẹp hoặc đồ chơi với số lượng lớn với giá sỉ rồi bán lại trên Amazon để kiếm lời. "Về cơ bản, chúng tôi đang tìm kiếm 1% sản phẩm trong số hàng nghìn sản phẩm có tiềm nằm bán chạy và có lợi nhuận cao", Lubarsky cho biết.
Tại bất kỳ thời điểm nào, doanh nghiệp của người đàn ông này đều có tổng số gần 3.000 sản phẩm được niêm yết trên Amazon Marketplace. Trung bình mỗi ngày, công ty của anh nhận được từ 1.500 đến 2.000 đơn đặt hàng giữa Hoa Kỳ và Châu Âu. Năm 2017, công việc kinh doanh này đã mang lại doanh thu 18 triệu USD, bao gồm cả lợi nhuận ròng là 4 triệu USD. Vào thời điểm đó, Lubarsky cho biết anh cũng đang tìm cách để đạt được doanh thu 20 triệu USD vào năm 2018.
Năm 2011, cuộc sống của Lubarsky "chạm đáy". "Tôi gần như chết lặng, tôi cảm thấy cuộc đời mình thực sự chẳng đi đến đâu, ngay cả căn phòng mà tôi đang ở lúc đó cũng thực sự tồi tệ", anh nói.
Sinh ra và lớn lên ở Brooklyn, Lubarsky từng bỏ học trung học để trở thành một nhà môi giới chứng khoán vào năm 17 tuổi. Chàng trai Lubarsky giai đoạn đó đã dành hơn một thập kỷ để đầu tư cổ phiếu nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến anh phải gánh chịu khoản nợ hơn 100.000 USD.
Khi không còn một xu dính túi, Lubarsky chuyển đến sống với mẹ và bắt đầu làm bất cứ công việc nào mà anh có thể tìm thấy, bất kể là nhân viên ở tiệm bánh pizza hay các cửa hàng địa phương khác.
Năm 2012, một người bạn sở hữu cửa hàng mắt kính ở Brooklyn đã thuê Lubarsky làm nhân viên trả lời điện thoại với mức lương khoảng 500 USD mỗi tuần. Người bạn này cũng mở rộng hình thức kinh doanh, bán kính trên nền tảng thương mại điện tử Amazon. Khoảng thời gian làm việc tại đây đã giúp Lubarsky có những nhận thức đầu tiên về lĩnh vực thương mại điện tử còn tương đối lạ lẫm lúc bấy giờ.
Kể về bước đi đầu tiên của mình với công việc kinh doanh, Lubarsky cho biết: "Tôi chưa từng nghĩ rằng việc bán hàng trên Amazon lại thú vị như vậy. Tôi thậm chí còn không biết lĩnh vực ấy có tồn tại".
Tuy nhiên, khi Lubarsky chọn một sản phẩm để bắt đầu kinh doanh và thấy rằng: "Tôi có thể mua cái này với giá 10 USD, sau đó bán lại trên Amazon với giá 20 USD và kiếm được 10 USD tiền chênh lệch. Quan trọng hơn cả là tôi sẽ bán được nhiều hơn 1 đơn/ngày". Đó cũng là lúc anh nhận ra bản thân có thể mở rộng quy mô kinh doanh này ra.
Nghĩ là làm, Lubarsky giúp người bạn của mình mở rộng hoạt động kinh doanh trên Amazon sang Vương quốc Anh, đồng thời điều hành cửa hàng để đổi lấy "một phần nhỏ" lợi nhuận. Trong vòng một năm, mảng kinh doanh của Lubarsky đã mang lại doanh thu vài triệu USD.
Thành công từ việc kinh doanh dựa vào Amazon đó đã khiến Lubarsky đứng vững trở lại. Anh thuê căn hộ ở Brooklyn và sử dụng kiến thức chuyên môn mới học được để khởi động công việc kinh doanh trên Amazon của riêng mình vào năm 2014.
Lubarsky chia sẻ: "Tôi biết tôi cần làm gì để đưa công việc kinh doanh đi lên".
Và thứ quan trọng nhất mà người đàn ông này cần chính là "tiền vốn". Vì vậy, Lubarsky đã giới thiệu ý tưởng của mình với một vài người bạn để tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng đều không nhận được kết quả. Cho đến khi có một người bạn quyết định đặt niềm tin vào ý tưởng này và quyết định đầu tư vào dự án của Lubarsky 60.000 USD.
Ảnh: internet
Bắt đầu kế hoạch của mình, Lubarsky đã chi 10.000 USD cho việc vận chuyển vật tư và thuê một ngôi nhà nhỏ có một phòng ngủ ở Brooklyn. Ngoài ra, ga ra của căn nhà cũng là nơi Lubarsky dồn hết tâm huyết để hiện thực ý tưởng của mình. Số tiền còn lại, anh dùng để nhập đợt hàng đầu tiên vào kho, bao gồm gần 100 sản phẩm khác nhau mà theo Lubarsky, chúng sẽ nhanh chóng "cháy hàng" dựa theo kinh nghiệm bán hàng trên Amazon trước đây của anh ấy.
"Chúng tôi đã nhập lượng hàng trị giá 50.000 USD", Lubarsky cho biết. Hơn 2 tháng bán hàng trôi qua, 50.000 USD ban đầu đã nhanh chóng tăng lên 70.000 USD sau đó. Thế rồi, Lubarsky lại lấy toàn bộ số tiền này để tái đầu tư, nhập nhiều hàng vào kho hơn nữa. Chẳng bao lâu, số tiền đó đã biến thành khoảng 100.000 USD. Cứ như vậy, vòng tuần hoàn này giúp Lubarsky thu về những con số khủng cho thu nhập của mình.
Theo Lubarsky, kể từ khi bắt đầu kinh doanh, anh và người bạn của mình đều tự làm nên họ không mất một USD nào cho việc chi trả tiền lương trong khoảng một năm rưỡi đầu. Cũng vào thời điểm đó, Lubarsky đã cố gắng giảm thiểu mọi chi phí để tiếp tục tái đầu tư nhiều tiền nhất có thể như tự tay thực hiện hầu hết các công việc từ vận chuyển đến đóng gói hàng. Vì doanh nghiệp nhỏ của mình, cả hai làm việc suốt ngày đêm, cả trong tuần và cuối tuần chỉ để công việc kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi nhất.
"Khi mới bắt đầu, tôi tự mình dán nhãn cho các đơn hàng, tôi tự nghiên cứu, tự đặt hàng với các nhà cung cấp" ,Lubarsky nói.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã thiết lập được dòng tiền ổn định, họ bắt đầu nghĩ đến việc thuê người làm và mở rộng quy mô. Sau hơn 4 năm hoạt động, công ty của Lubarsky đã có thêm một nhóm 10 người (bao gồm 5 nhân viên part-time) làm việc trong một nhà kho thương mại rộng hơn 400m2 ở khu Red Hook của Brooklyn.
Công việc kinh doanh tiếp tục được mở rộng khi Lubarsky không ngừng nhập thêm hàng vào kho. Doanh thu tiếp tục tăng trưởng tốt khi con số thu về đạt những con số cao ngất ngưởng. Theo anh, doanh nghiệp đã mang lại doanh thu từ 3 đến 4 triệu USD trong năm đầu tiên và con số đó đã tăng lên 10 triệu USD vào năm 2015.
Đến năm 2016, Lubarsky và cộng sự của mình đã tiết kiệm đủ tiền để có thể đầu tư thêm một khoản nhỏ khác, khoảng 130.000 USD, vào công việc kinh doanh để tăng lượng hàng trong kho. Tại thời điểm đó, Lubarsky kỳ vọng hoạt động kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục phát triển hàng năm, với mức doanh thu kỳ vọng đạt 20 triệu USD vào năm 2018.
Nhìn chung, các mặt hàng phổ biến nhất mà Lubarsky bán là: đồ điện tử, sản phẩm làm đẹp, hàng tạp hóa, đồ chơi và sản phẩm y tế. Tuy nhiên, có những loại sản phẩm mà lượng bán ra có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào các yếu tố từ xu hướng tiêu dùng đến nhu cầu theo mùa, nên chiến lược quảng cáo của Lubarsky cũng có xu hướng thay đổi liên tục.
Tại cùng một thời điểm, kho hàng của anh có những thùng hàng chứa đầy đủ mọi thứ từ vitamin, kem dưỡng da, bánh quy, túi trà, đến đồ chơi hay viên ngậm giảm buồn nôn cho phụ nữ mang thai. Khi muốn nhập một mặt hàng mới, điều đầu tiên Lubarsky làm là kiểm tra trên trang Amazon's Fulfillment by Amazon (FBA) xem xếp hạng các sản phẩm bán chạy nhất để có được ý tưởng về "tốc độ bán hàng".
Ảnh: internet
Lubarsky cho rằng: "Nếu tôi đang tiêu tiền, tôi muốn biết, dù thế nào đi nữa, tôi vẫn có thể bán sản phẩm đó và lấy lại tiền của mình". Phần lớn, các mặt hàng mà Lubarsky xem xét đều có lượt bán ra trên 50.000, bởi vì bất cứ sản phẩm nào có lượt mua kém hơn mức đó đều có nhiều khả năng khiến hàng của Lubarsky bị tồn kho.
Yếu tố thứ hai được Lubarsky xem xét là lợi tức đầu tư kỳ vọng (ROI), hiểu đơn giản là số tiền lãi dự kiến. Theo Lubarsky, con số thấp nhất là 30%, tương đương với bài toán nếu chi 10 USD cho một sản phẩm, công ty muốn nhận lại ít nhất 3 USD lợi nhuận.
Đặc biệt, quy tắc thứ ba của Lubarsky là ông sẽ không nhập những mặt hàng có lợi nhuận thấp hơn 3 USD trên mỗi sản phẩm, bởi vì lợi nhuận quá nhỏ sẽ không tương xứng với giá trị thời gian và công sức. Ang nói: "Tôi sẽ không tính ROI 30% cho một sản phẩm trị giá 2USD, vì lợi nhuận sẽ chỉ là 60 xu".
Nếu ba điều kiện đều đã được kiểm tra, Lubarsky sẽ thực hiện một đơn đặt hàng thử nghiệm nhỏ. "Nếu sản phẩm bán chạy và không có vấn đề gì, thì công ty sẽ nhập lại món hàng đó, với số lượng lớn hơn và lặp lại quy trình rồi mở rộng quy mô".
Lubarsky lặp lại quy trình đó hàng ngày và hiện anh cũng sử dụng một nhóm trợ lý - khoảng năm người làm việc từ xa. Họ sẽ có nhiều nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như nghiên cứu các thương hiệu và sản phẩm có thể đầu tư, liên hệ với các nhà cung cấp hoặc xử lý các dịch vụ khách hàng như trả lời email và tin nhắn từ khách hàng của Amazon.
Kiếm được gần 20 triệu USD doanh thu hàng năm rõ ràng đã khiến Lubarsky có cuộc sống khác xa so với 7 năm trước. Giờ đây, Lubarsky và vợ là Frances đang sống hạnh phúc cùng cô con gái nhỏ trong một căn hộ ở Brooklyn.
Lubarsky hoàn toàn thừa nhận công việc kinh doanh này đã thay đổi cuộc sống của mình, nhưng không vì thế mà anh cho rằng việc kiếm hàng triệu USD trên Amazon thật dễ dàng.
Ảnh: internet
Lubarsky cho biết: Bán hàng trên Amazon không phải là "một kế hoạch làm giàu nhanh chóng hay công việc mang lại thu nhập thụ động mà bạn chỉ cần 1-2 giờ, một ngày hoặc một tuần trên máy tính xách tay ở bãi biển nào đó.
Bán hàng trên Amazon là công việc kinh doanh tuyệt vời, đáng kinh ngạc, nhưng cũng giống như tất cả hoạt động kinh doanh khác, nó đòi hỏi sự nỗ lực. Tôi thường so sánh công việc kinh doanh trên Amazon của mình với một doanh nghiệp truyền thống, một nhà hàng hoặc bất kỳ loại hình kinh doanh thực tế nào. Qúa trình này đòi hỏi tinh thần lao động, đầu tư, thời gian, sự kiên nhẫn. Có hàng triệu khả năng dẫn đến sai sót, nhưng đối với một người sẵn sàng thực hiện công việc thì đây là một cơ hội kinh doanh đáng để thử."
(Theo CNBC)