MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bỏ nhà lên thành phố làm thuê, 6 năm sau, chàng trai nghèo đổi đời nhờ 1 cuộc gặp gỡ "định mệnh"

08-09-2020 - 21:04 PM | Sống

Buộc phải nghỉ học khi mới học đến lớp bảy vì điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, chàng trai quyết định rời quê nhà lên thành phố kiếm sống.

Sự cố gắng của Peter

Peter sinh ra ở Tư Dương (Thành Đô, Trung Quốc), tên thật là La Tông Hoa, từ nhỏ đã giúp cho mẹ làm việc nhà nông. Cha mẹ anh làm việc suốt cả ngày, nhưng vẫn là gia đình nghèo trong làng.

Vì gia đình quả thật không thể lo được tiền học phí nên anh học đến lớp bảy thì nghỉ học. Anh rất muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, liền cố gắng học đan giỏ tre.

Cùng với sự tăng lên của thu nhập, cả gia đình đều tham gia vào nghề đan giỏ tre này. Những chiếc giỏ đan đẹp mang đi bán, bán hết thì phải đi một đoạn đường núi dài dằng dặc để mua tre về đan.

Cây tre rất dài, đường núi thì rất hẹp, người vác theo tre đi lại vô cùng khó khăn, chỉ một phút bất cẩn sẽ khiến cả người và tre rơi vào trong khe núi, ngã rách đầu chảy máu.

Việc đan giỏ tre quá vất vả, anh không muốn làm thợ đan lát cả đời, bèn thử trao đổi lại với cha mẹ, tìm kế sinh nhai khác. Ấy vậy mà nhiều lần nói chuyện lại đổi lấy những trận đánh mắng vô cớ.

Bỏ nhà lên thành phố làm thuê, 6 năm sau, chàng trai nghèo đổi đời nhờ 1 cuộc gặp gỡ định mệnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Năm 16 tuổi, sau thêm một lần tranh cãi kịch liệt với cha, anh quyết định rời nông thôn, lên thành phố mưu minh. Anh vay hàng xóm 20 nhân dân tệ làm tiền đi lại, vất vả long đong đến được Thành Đô.

Khi đó là vào năm 1996, chàng trai Peter quê mùa đứng ở chợ việc làm tại cầu Cửu Nhãn (Thành Đô, Trung Quốc), mong mỏi chờ đợi người khác đến thuê mình.

Công việc đầu tiên của anh là rửa bát cho một nhà hàng nhỏ, bắt đầu ngâm tay trong nước rửa bát từ 7 giờ sáng, mãi cho tới 12 giờ đêm mới nghỉ.

Năm 1997, anh nhảy việc sang một nhà hàng Âu nhỏ làm phụ bếp. Chính tại đây, một cuộc gặp gỡ "định mệnh" với Peter đã xuất hiện. Đó là một người quan trọng, góp phần thay đổi cả cuộc đời anh - Mary.

Mary là người Mỹ, có ghé tới nhà hàng Peter làm việc vài ngày liền, nhưng cô cảm thấy món ăn rất không đúng chuẩn.

Cô tự tiến cử với chủ nhà hàng Âu là Mao Toại, cho biết mình có thể đào tạo kỹ năng nhà bếp miễn phí cho đầu bếp và nhân viên ở đó.

Peter giành suất đăng ký trước, hàng ngày cùng hai đầu bếp khác của nhà hàng đến nhà Mary học tập.

Món điểm tâm kiểu Âu đầu tiên Peter học làm là bánh táo, điều tâm đắc nhất anh rút ra được từ nó là: Làm việc gì cũng đều phải nghiêm túc, không thể qua quýt chút nào, từ chọn lựa nguyên liệu đến nhiệt độ nướng đều phải cẩn thận, hễ có sơ suất thì sẽ xôi hỏng bỏng không.

Học ở nhà Mary đằng đẵng ba tháng trời, Peter không những nắm được rất nhiều nguyên lý và phương pháp nấu nướng, vốn tiếng Anh ít ỏi cũng có tiến bộ rất lớn.

Mỗi lần đi học, anh luôn ôm theo một bộ từ điển dày cộp, dịch từng chữ từng chữ tiếng Anh trong thực đơn, học chăm chỉ ghi chép đầy đủ, về nhà xong "tiêu hoá" cẩn thận sau.

Bỏ nhà lên thành phố làm thuê, 6 năm sau, chàng trai nghèo đổi đời nhờ 1 cuộc gặp gỡ định mệnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Mary cảm động bởi sự hăng hái và chịu khó bền bỉ của anh, biết rằng anh không phải là một "khách qua đường" hời hợt nông cạn, mà là một người chuẩn bị nghiêm túc làm một "chỉ huy quân" trong giới ẩm thực, nên đã chủ động bày tỏ mong muốn được tài trợ anh tiếp tục học tập.

Năm 1999, Peter đã chọn một trường dạy nghề chuyên về ẩm thực, học được các kỹ năng nấu nướng món Âu một cách có bài bản.

Năm 2000, anh nhận lời mời đến làm đầu bếp cho một nhà hàng Âu, không lâu sau đã được thăng làm bếp trưởng nhờ biểu hiện xuất sắc trong công việc.

Bởi kỹ năng nấu nướng xuất sắc, lại còn giỏi biến tấu món ăn, cho nên rất nhiều người ghé đến vì ngưỡng mộ danh tiếng của Peter.

Nhà hàng ngày nào cũng chật ních khách. Khi ấy, con thuyền cuộc đời của Peter đã được lái vào một bến cảng ấm áp.

Vậy mà, với một chàng trai ôm ấp nhiều hoài bão như anh, thử thách thật sự vẫn chưa bắt đầu.

Năm 2003, ước mơ đầu tiên của anh đã được thực hiện. Anh dùng toàn bộ khoản tiết kiệm, thêm vốn đầu tư của bạn bè, mở được nhà hàng Âu đậm phong cách Nam Mỹ đầu tiên tại Thành Đô, Mary đảm nhiệm vai trò cố vấn.

Peter coi "phấn đấu không ngừng" là lời răn để bản thân tuân thủ cả đời.

Dù tới giờ đã sở hữu 4 nhà hàng, nhưng người qua lại giữa Thành Đô và Bắc Kinh như Peter lại có thêm ước mơ mới. Anh hy vọng "Nhà hàng Âu Peter" có thể trở thành chuỗi nhà hàng Âu của Trung Quốc.

Lời bình

Phấn đấu là một việc rất cụ thể. Hãy cẩn thận làm việc mình có thể làm được, cho dù chỉ là đan sọt rửa bát; hãy vững từng bước đi, có vậy mới có thể đi tới những nơi cao hơn.

Bỏ nhà lên thành phố làm thuê, 6 năm sau, chàng trai nghèo đổi đời nhờ 1 cuộc gặp gỡ định mệnh - Ảnh 3.

Theo Khánh An

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên