Bộ Nội vụ nói gì việc rút đề xuất tăng lương giáo viên?
Bộ Nội vụ cho rằng nhiều Bộ, ngành khi xây dựng Luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngà...
- 20-03-2018“Tăng lương giáo viên phải là chuyện đương nhiên, không bàn cãi“
- 06-06-2017Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên
Chiều 26-3, Bộ Nội vụ tổ chức cuộc họp báo định kỳ cung cấp thông tin cho báo chí dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng .
Liên quan đến đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại dự tháo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục , Bộ Nội vụ cho hay:
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (về Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020) kết luận: “Áp dụng một bảng lương chung, thực hiện chính sách đặc thù ngành nghề bằng chế độ phụ cấp; nghiên cứu mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương cho phù họp” và “Rà soát, xác định rõ các đặc thù, trên cơ sở đó xây dựng, hoàn thiện các chế độ trợ cấp, phụ cấp để đảm bảo công bằng, hợp lý, nhất là các chế độ phụ cấp theo nghề (thâm niên, ưu đãi, trách nhiệm theo nghề, công vụ)”.
Cạnh đó, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công) cũng kết luận: Đối với cán bộ, viên chức ở các ngành sự nghiệp thì áp dụng chung một bảng lương để làm căn cứ cho việc cấp hoặc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, để đóng/hưởng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế, trả lương ngày nghỉ chế độ.
Tiền lương thực trả phụ thuộc vào nguồn thu và kết quả hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp, các ngành Giáo dục, Y tế... được thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi phù hợp.
Căn cứ quy định nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 204/2004 ngày 14-12-2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ; công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, và đã ban hành một số văn bản về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo.
Đến nay, nhà giáo được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp quy định tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004, được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề.
Đây là sự ưu đãi của nhà nước đối với nhà giáo.
“Trong thời gian qua, nhiều Bộ, ngành khi xây dựng Luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề”- Bộ Nội vụ nêu rõ.
Hiện naỵ, Ban Chỉ đạo Trung ương về nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người cổ công (do Phó Thù tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban) đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chửc, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 7 khỏa XII.
Vì vậy, Bộ Nội vụ đã đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại dự thảo Luật để nghiên cứu, xây dựng ban hành đồng bộ với chế độ tiền lương của cản bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong hệ thống chính trị, bảo đảm tương quan chung, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
Trí Thức Trẻ