Bỏ qua cơn đau ở 1 vị trí, người đàn ông 55 tuổi sốc khi được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối
Người đàn ông họ Dương (55 tuổi, ở Trung Quốc) vô cùng bất ngờ khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.
- 06-11-2023Ông lão U70 bị ung thư phổi, quyết chuyển về vùng đất blue zones, không ngờ sống tới 98 tuổi: Bí quyết trường thọ hóa ra rất đơn giản
- 05-11-2023Khảo sát 478.000 người phát hiện 1 loại quả là ‘thuốc’ chống ung thư phổi, ổn định đường huyết: Rất sẵn ở chợ Việt
- 26-10-2023Người phụ nữ đau vai gáy, đi khám phát hiện ung thư phổi: Bác sỹ BV K chỉ ra 12 dấu hiệu quan trọng nhất
Ông Dương (55 tuổi, Trung Quốc) là công nhân đã về hưu. Trước đây, ông thường xuyên làm việc ở công trường và tiếp xúc với các vật liệu xây dựng.
Từ đầu năm đến nay, ông Dương thường xuyên cảm thấy vai phải đau âm ỉ. Tuy nhiên, ông tưởng đây là căn bệnh đau vai tái phát do nó cũng từng xảy ra trước đây khi ông thường xuyên phải mang vác nặng ở công trường. Ông Dương cho rằng chỉ cần xoa bóp và nghỉ ngơi vài ngày, tình trạng đau vài sẽ thuyên giảm nên đã không chú ý nhiều đến dấu hiệu này.
Ông Dương cho biết: “Đến tháng 6 năm nay, vai của tôi đau nhức liên tục và không thuyên giảm, thậm chí cơn đau ngày càng dữ dội hơn. Khi mặc hoặc cởi quần áo tôi đều cảm thấy rất đau”.
Tối ngày 18/6, khi lên giường chuẩn bị đi ngủ, ông Dương cảm thấy vai đau nhức dữ dội và cơn đau khiến ông không thể ngủ được. Ông Dương cố gắng chịu đựng đến sáng và đi tới bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm liên quan, bác sĩ chẩn đoán ông Dương mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối và cần phải nhập viện điều trị ngay lập tức.
Ông Dương vô cùng sốc khi nhận kết quả chẩn đoán của bác sĩ.
Đau vai có thể cảnh báo ung thư phổi?
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020 có khoảng 2,21 triệu ca mắc mới ung thư phổi trên toàn thế giới, chiếm khoảng 11,4% tổng số ca mắc mới ung thư trên thế giới.
Ung thư phổi rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì thường không gây ra các dấu hiệu rõ ràng và các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác nên nhiều người thường bỏ qua.
Trên thực tế, đau vai là một trong những dấu hiệu cảnh báo của ung thư phổi nếu vị trí của các khối u ở gần vai. Người mắc ung thư phổi có thể bị đau vai khi kéo căng cơ ngực.
Trong đó, nếu người bệnh mắc u đỉnh phổi, khối u có thể xâm lấn thành ngực, chèn ép các mô xung quanh và đám rối thần kinh cánh tay, gây đau cánh tay và đau vai kèm tê liệt nhẹ cánh tay.
Mặt khác, các tế bào ung thư cũng có thể di căn đến xương quai xanh, cổ tạo áp lực lên dây thần kinh gây ra hiện tượng đau vai dai dẳng và dữ dội.
Đau vai do khối u thường là cơn đau dữ dội và dai dẳng, tình trạng đau có thể tăng nặng khi đi ngủ về đêm, gây ảnh hưởng tới việc cử động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số dấu hiệu khác cảnh báo ung thư phổi
Ngoài tình trạng đau vai, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
- Ho dai dẳng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ho mạn tính xuất hiện ở phần lớn những người bị ung thư phổi. Theo đó các cơn ho khan kéo dài hơn 3 tuần không thuyên giảm có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Tình trạng ho thường đi kèm với cơn co thắt ở ngực. Theo nghiên cứu, ít nhất 65% số người mắc bệnh ung thư phổi bị ho dai dẳng vào thời điểm họ được chẩn đoán.
- Ho có đờm kèm máu: Ho có đờm kèm máu là một dấu hiệu phổ biến khác của ung thư phổi và có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Tình trạng ho ra máu thường xảy ra khi bạn bị chảy máu trong phổi hoặc đường thở. Ví dụ, khi khối u trong phổi tiếp tục phát triển, chúng có thể làm vỡ mạch máu, dẫn đến xuất huyết.
- Đau tức ngực: Đau tức ngực âm ỉ hoặc đau tức từng cơn có thể cảnh báo ung thư phổi khi khối u xâm lấn rộng hoặc đã di căn hạch gây chèn ép các cơ quan trong khoang ngực.
- Khó thở: Ung thư phổi có thể làm giảm tích thông khí dẫn đến tình trạng khó thở.
- Sốt: Sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi đang trong giai đoạn tiến triển và gây nhiễm trùng. Sốt do ung thư gây ra thường đi kèm với tình trạng giảm bạch cầu (khi bệnh nhân có số lượng bạch cầu thấp hơn bình thường). Do đó, mọi người nên đi khám sớm nếu sốt quá cao hoặc sốt không thuyên giảm dù đã điều trị tại nhà vài ngày.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, không rõ nguyên nhân và kéo dài không thuyên giảm, mọi người cần đến bệnh viện để thăm khám, sàng lọc, điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
Ngoài ra, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), nếu mọi người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, chẳng hạn như yếu tố tuổi tác (tỷ lệ mắc ung thư phổi bắt đầu tăng dần ở lứa tuổi sau 40); thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá; tiếp xúc với một số chất độc hại thì cũng cần đi khám và tầm soát ung thư phổi định kỳ.
Đời sống & pháp luật