Bố qua đời vì ăn phải mật ong giả, con gái quyết tâm "ngược dòng" để ngăn chặn những điều tồi tệ
Cô gái này đã quyết định tự mình nuôi ong để có thể thu hoạch được mật ong nguyên chất để mang đi bán.
- 15-05-2023Vấn nạn mật ong giả tồi tệ đến mức nào: Không chỉ là phổ biến ở Việt Nam hay châu Á, thị trường khó tính như châu Âu cũng không thoát cảnh "3 phần mật, 7 phần đường"
- 15-05-2023Giới trẻ Mỹ "chê" chứng khoán, tìm tới 4 loại hình đầu tư khác để giàu nhanh
- 15-05-2023Thấy ‘mỏ tiền’ để không ở quốc gia láng giềng, các nhà đầu tư Trung Quốc sẵn sàng chi gấp đôi giá thị trường để nắm cơ hội
Fauzziyah Ebunoluwa là một người đam mê nuôi ong ở Nigeria. Cô vẫn luôn yêu thiên nhiên từ khi còn là một đứa trẻ. Fauzziyah lần đầu tiên học được những kiến thức cơ bản về trồng trọt từ một chủ trang trại và đó cũng chính là bố cô. Ông thường hay đưa cô đi trồng trọt vào cuối tuần và kể từ đó, Fauzziyah đã nảy sinh niềm đam mê với công việc đồng áng.
Fauzziyah cho biết cô bắt đầu tự thu hoạch mật ong sau khi một chuyện buồn đã xảy ra: Bố cô qua đời vì ăn phải mật ong giả. Cô kể lại rằng người bố quá cố của tôi từng bị tăng huyết áp và mắc bệnh tiểu đường.
“Ông ấy rất thích đường và mật ong nên luôn cất mật ong trong nhà. Nhưng không thành viên nào trong gia đình tôi biết được đó là hàng giả. Có những kẻ pha trộn nhiều thứ khác nhau lại rồi nói đó là mật ong và cứ thế bán cho ông ấy,” cô nói.
Fauzziyah đã quyết định tự mình nuôi ong để có thể thu hoạch được mật ong nguyên chất. Cô tham gia một khoá học về nuôi ong, đọc rất nhiều để tìm hiểu về loài ong và cách thu hoạch mật ong. “Đáng tiếc, mật ong giả đã lấy đi sinh mạng của bố tôi nhanh hơn cả bệnh tiểu đường. Ông mất một tháng trước vụ thu hoạch đầu tiên của tôi,” Fauzziyah kể lại.
Cô bắt đầu kinh doanh vào cuối năm 2020 và hiện tại đã thu hút được rất nhiều khách hàng tin tưởng vào chất lượng của mật ong mà cô bán. Tuy nhiên, điểm khởi đầu của Fauzziyah không dễ dàng vì sản phẩm đầu tiên của cô trông không hoàn hảo như mong đợi của khách hàng.
“Tôi bắt đầu nuôi ong mật vào cuối năm 2020 và thu hoạch được vụ đầu tiên vào cuối năm 2021. Mật ong không nhiều nhưng tôi thấy rất ngon,” cô nói. Thế nhưng, thách thức mà một người nuôi ong như Fauzziyah gặp phải là hầu hết mọi người đã có nhận thức sai lầm về mật ong nên họ cảm thấy nghi ngờ không biết mật ong của cô là hàng thật hay giả.
Cô cho biết rằng nhiều người Nigeria đã có quan niệm khó thay đổi về việc mật ong nên trông như thế nào hay có vị ra sao. Fauzziyah nói mật ong có thể có bất kỳ kết cấu hoặc màu sắc nào nhưng nhiều người nghĩ rằng nó nhất định phải có màu nâu và đặc vì trên thị trường hay quảng cáo hình ảnh về mật ong trông như vậy.
Tuy nhiên, bằng sự chân thành và hàng chất lượng, Fauzziyah đã thành công trong xây dựng thương hiệu của mình. Công cũng hy vọng người dân được sử dụng những sản phẩm chất lượng để không ai phải ra đi oan uổng như cha mình.
Tham khảo Legit
Nhịp Sống Thị Trường