MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bổ sung 8 sân bay vào quy hoạch quốc gia: Làm sao xã hội hoá hạ tầng?

Bổ sung 8 sân bay vào quy hoạch quốc gia: Làm sao xã hội hoá hạ tầng?

Cục Hàng không ước tính, với 8 sân bay xây mới và một loạt sân bay sẽ được nâng cấp, chi phí đầu tư giai đoạn 2020-2030 đạt khoảng 365.100 tỷ đồng.

Định hướng đến năm 2050, số lượng các cảng hàng không là 30, bao gồm 15 cảng hàng không quốc tế, 15 cảng hàng không nội địa.

Hà Nội phải chờ hai thập kỷ nữa mới có sân bay thứ hai

Cục Hàng không mới đây đã hoàn thiện và lấy ý kiến các đơn vị về Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2030, tầm nhìn 2050.

Theo đó, Cục Hàng không bổ sung thêm 4 sân bay được xây mới vào giai đoạn 2020-2030 gồm sân bay Long Thành, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết. Như vậy, cả nước sẽ có 26 sân bay vào năm 2030.

Sau đó, đến năm 2050 sẽ có thêm 4 sân bay được triển khai bao gồm: Cao Bằng, Nà Sản, Lai Châu và sân bay vùng thủ đô Hà Nội.

Như vậy, đến năm 2050, cả nước sẽ có 30 sân bay. Dự thảo lần này không có sân bay Hà Tĩnh, Thành Sơn như đề xuất của địa phương trước đó.

Dự thảo quy hoạch lần này cũng có điểm khác so với quy hoạch năm 2018 ở việc kéo giãn thời gian thực hiện. Khác với quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như dự thảo trước đó, Cục Hàng không đã đưa ra quy hoạch đến 2030, tầm nhìn 2050.

Về sân bay được quy hoạch tại vùng Thủ đô Hà Nội, Cục Hàng không chưa xác định vị trí xây dựng sân bay thứ hai của Hà Nội mà chỉ khẳng định công trình này sẽ có trong quy hoạch. Cụ thể, phải sau năm 2040 mới có thể nghiên cứu vị trí của sân bay này bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng vị trí sân bay trong tầm nhìn 30 năm.

Trong khi đó, đầu tháng 10/2020, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội kiến nghị cơ quan chức năng xem xét quy hoạch sân bay quốc tế thứ hai của vùng thủ đô tại huyện Ứng Hòa (phía Nam thành phố) vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, Sở cũng đề cập đến nhược điểm của phương án là hiện trạng khu vực dự kiến bố trí có tuyến điện 500KV Thường Tín đi Nho Quan cắt qua (phát sinh yêu cầu di chuyển trong trường hợp được đề xuất).

Vì sao không thu hút?

Luật Quy hoạch đã quy định quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc nằm trong danh mục quy hoạch ngành quốc gia. Vì vậy việc triển khai quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc là thực sự cần thiết.

Bổ sung 8 sân bay vào quy hoạch quốc gia: Làm sao xã hội hoá hạ tầng? - Ảnh 1.

Cả nước hiện có 22 sân bay đang khai thác nhưng tổng công suất cảng hàng không mới đạt hơn 96 triệu khách/năm.

Tuy nhiên, trên thực tế, cả nước hiện có 22 sân bay đang khai thác nhưng tổng công suất cảng hàng không mới đạt hơn 96 triệu khách/năm, chỉ bằng sân bay Changi của Singapore hay bằng một sân bay mới xây ở Bangkok (Thái Lan), Malaysia. Điều này đang tạo ra nút thắt quá tải trong việc cung cấp dịch vụ cho ngành hàng không.

Đáng nói, theo nhiều chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, giải pháp xã hội hoá đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng hàng không là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam đã thực hiện xã hội hoá hạ tầng sân bay từ 10 năm nay, nhưng chuyển hoá thành dự án thực tế chưa nhiều. Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần có chính sách, biện pháp để biến "lời nói" thành "hành động".

Chuyên gia hàng không Trịnh Như Long cho rằng, xã hội hoá, huy động các nguồn lực đầu tư cho hàng không rất cấp thiết. Khi nhà nước không đủ tiền mà tư nhân làm được, xã hội làm được thì hoàn toàn có thể chuyển giao. Thay vì nghĩ mở đến đâu, hãy nghĩ làm như thế nào để xã hội có lợi nhất.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xã hội hóa ồ ạt các dự án giao thông đường bộ, trong khi cơ sở pháp lý chưa đầy đủ đã dẫn đến một số hệ quả mà đến nay các cấp đang phải giải quyết.

Trong khi đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực hàng không cho rằng, nếu chỉ giao cho doanh nghiệp làm một phần trong cảng hàng không sẽ khó giải quyết được ách tắc. Thay vào đó, nếu được giao mặt bằng sạch, các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư và làm hoàn thiện các sân bay mới.

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia hàng không Nguyễn Thiện Tống cho rằng, đương nhiên các doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không mong muốn được đầu tư nhà ga, hay các hạng mục khác của sân bay, khi đó các hãng này sẽ có những lợi thế nhất định trong dịch vụ hàng không, thậm chí cả những ưu thế về điều hành slot bay. Nhưng điều này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không.

Theo Thy Hằng - Ảnh: Quốc Tuấn

Diền đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên