MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Tài chính: Agribank chưa thể cổ phần hóa vì mắc vấn đề đất đai

28-03-2019 - 19:35 PM | Tài chính - ngân hàng

Trước thực trạng cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, Bộ Tài chính cho hay vì có có doanh nghiệp muốn bán nhưng nhà đầu tư không mặn mà, còn có doanh nghiệp có dư địa bán thì lại vướng pháp lý…

Chia sẻ thông tin tại buổi họp báo chuyên đề về “Kết quả cơ cấu lại, cổ phần doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm 2018, giải pháp đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tới” sáng 28/3, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến hết năm 2018, có 35/526 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại.

Trong năm 2018, đã có 23 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH) với tổng giá trị doanh nghiệp là 31.706 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 16.739 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 20.278 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 12.118 tỷ đồng; bán cho nhà đầu tư chiến lược 2.540 tỷ đồng; đấu giá công khai 5.429 tỷ đồng, số còn lại bán cho người lao động là 179 tỷ đồng và tổ chức công đoàn 7 tỷ đồng.

Năm 2018, đã có 28 doanh nghiệp thực hiện bán cổ phần lần đầu với giá trị cổ phần bán ra là 13.950 tỷ đồng, thu về 21.827 tỷ đồng.

Theo Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, tiến độ triển khai CPH trong năm 2018 còn chậm, chưa đạt được theo kế hoạch. Nhiều đơn vị có số lượng doanh nghiệp phải thực hiện CPH lớn nhưng chưa thực hiện theo đúng kế hoạch và chưa báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện.

Chính vì vậy, theo ông Tiến, công tác CPH và thoái vốn nhà nước sẽ rất áp lực trong năm nay và năm sau vì những doanh nghiệp chưa CPH, thoái vốn trong năm 2017, 2018 sẽ phải được chuyển sang để thực hiện trong năm nay và năm 2020. Do đó, nếu không có biện pháp quyết liệt thì sẽ không thể thực hiện được kế hoạch CPH, thoái vốn như chính phủ đặt ra giai đoạn 2016- 2020.

Nguyên nhân của việc chậm CPH được ông Tiến đưa ra cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó,  nguyên nhân khách quan do doanh nghiệp phải CPH có quy mô lớn, quản lý nhiều tài sản Nhà nước, đặc biệt là đất đai. Hay có những doanh nghiệp còn vướng mắc, phải xử lý vi phạm như Mobifone.

Bộ Tài chính: Agribank chưa thể cổ phần hóa vì mắc vấn đề đất đai - Ảnh 1.
Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp nêu thực tế thoái vốn tại Nhà máy Bột giấy Phương Nam dù đã đấu giá 3-4 lần mà không có nhà đầu tư mua....

Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan. Ông Tiến dẫn ví dụ tại Ngân hàng Agribank, hệ thống ngân hàng lớn nên khởi động 1,5 năm nay mà phương án sử dụng đai đất chưa hoàn thành nên chưa CPH được.

“Phương án phê duyệt sắp xếp, sử dụng đất đai thì theo quy định là địa phương làm phê duyệt kế hoạch mục đích sử dụng đất. Nếu địa phương không quyết liệt làm, đủng đỉnh thì các doanh nghiệp chậm là đúng”, ông Tiến nói.

Liên quan đến tình hình thoái vốn, ông Đặng Quyết Tiến thông tin, theo quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018 phải thoái vốn tại 181 doanh nghiệp. Tuy nhiên, năm 2018, việc thoái vốn mới thực hiện được tại 54 doanh nghiệp theo quyết định trên. Trong những tháng đầu năm 2019, chưa có doanh nghiệp trong danh sách thực hiện thoái vốn.

Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp nêu thực tế, có doanh nghiệp muốn bán nhưng nhưng nhà đầu tư không mua, có doanh nghiệp có dư địa bán thì lại vướng.

Đơn cử như ở Tổng Công ty giấy Việt Nam thoái vốn tại Nhà máy Bột giấy Phương Nam dù đã đấu giá 3-4 lần mà không có nhà đầu tư mua. Hay như Tổng Công ty Thép Việt Nam muốn thoái vốn ở dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, có thể bán cả doanh nghiệp, nhưng muốn bán phải xử lý vấn đề tồn tại về tranh chấp pháp lý giữa nhà thầu, chủ đầu tư. Vừa qua, kết luận thanh tra dự án Gang thép Thái Nguyên chỉ ra có sai phạm, giờ phải xác định rõ sai phạm mới bán được….


Theo Minh Thư

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên