Bỏ thịt đỏ, ăn theo thực dưỡng, "bỏ đói" khối u có chữa được ung thư không? Câu trả lời là KHÔNG!
Những lời khuyên của thực dưỡng như không ăn thịt, tránh xa dầu mỡ... chỉ ăn chay, ăn rau khiến người bệnh ung thư càng nhanh bị di căn, tử vong hơn.
- 04-12-2020Đừng ăn gừng vào thời điểm này trong ngày vì sẽ "độc ngang thạch tín", các gia đình cần tránh kẻo rước bệnh hại thân
- 03-12-2020Chuyên gia dinh dưỡng chỉ đích danh 6 thói quen nấu nướng quen thuộc nhưng “tai hại” cho sức khỏe: Khi nấu ăn cho gia đình cần rất lưu ý để tránh rước bệnh
- 03-12-2020Là món khoái khẩu của trẻ em, người lớn, mỳ pasta có phải là món ăn lành mạnh? Câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng sẽ khiến bạn bất ngờ
Có rất nhiều người bệnh ung thư đã bỏ điều trị để ăn theo chế độ thực dưỡng với niềm tin rằng, ăn chế độ đó sẽ diệt được tế bào ung thư, tế bào ung thư vì bị bỏ đói mà chết.
Hoặc sau khi kết thúc quá trình điều trị, có bệnh nhân áp dụng chế độ ăn "không thịt đỏ" để tế bào ung thư không tái phát. Tất cả điều này có đúng không?
Tìm kiếm các kết quả trên google về phương pháp chữa bệnh ung thư, chúng ta sẽ bắt gặp hàng loạt bài quảng cáo, thông tin, những "tấm gương" anh A, chị B, ông C nào đó, nhờ phương pháp ăn dâu tây, ăn chanh, ăn gạo lứt, ăn tỏi,... mà khiến khối u di căn biến mất làm cho người bệnh hoang mang, nghi ngờ y học hiện đại, nghi ngờ các phương pháp can thiệp khoa học.
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rõ ung thư là một tập hợp của hàng trăm bệnh lý khác nhau, với nhiều kiểu xâm lấn và di căn khác nhau.
Phần lớn các bệnh ung thư hiện nay đã có cách điều trị hiệu quả kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn nhất là khi bệnh đã ở giai đọan cuối.
Cơ thể chúng ta hàng ngày liên tục phân chia tế bào, tế bào cũ chết đi, tế bào mới ra đời. Tuy nhiên thay vì phân tách lành mạnh thì lại có những tế bào phát triển dị biệt. Tế bào ấy phát triển, tăng sinh một cách không kiểm soát và có thể xâm lấn các cấu trúc xung quanh quá mức và "khối u" ra đời.
TS Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức
Có những khối u dễ dàng cắt bỏ gọi là u lành, không "ăn" vào các cơ quan lân cận hoặc chạy qua vị trí khác. Có những khối u ác tính phá hoại và di căn, chúng ta gọi là ung thư.
Tế bào ung thư lây lan khắp các bộ phận trong cơ thể, chúng bám vào gan, phổi, thận, xương... để hút dưỡng chất và phá hoại, khiến cơ thể suy kiệt.
Hiện nay ung thư được xem là bệnh lý mạn tính và điểu trị sẽ tùy vào từng bệnh nhân, từng khối u với độ chính xác và hiệu quả cao. Tùy theo từng loại mà có những phác đồ điều trị khác nhau: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, điều trị nội tiết, điều trị miễn dịch hoặc kết hợp nhiều phương pháp để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Vậy ăn uống theo thực dưỡng hoặc "bỏ đói" khối u có chữa được ung thư không?
Câu trả lời là "KHÔNG!"
1. Thực dưỡng là gì?
Gần đây thực dưỡng trở thành trào lưu "hot" với rất nhiều lời tán dương cùng nhiều ví dụ sống động như thật. Trên mạng đang lan truyền rất nhiều lời khuyên, hướng dẫn và các điểm bán thực phẩm thực dưỡng. Vậy bản chất của thực dưỡng là gì?
Xuất phát từ Châu Ân, sau đó du nhập vào Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỷ trước, theo đó thực dưỡng được tung hô không chỉ là một cách ăn uống mà còn là một triết lý sống, dựa trên cân bằng âm dương, vận động ngũ hành, kết nối với vũ trụ…
Tuy nhiên đó chỉ là những suy đoán, tự tưởng tượng của những người theo trường phái này mà chưa có bằng chứng khoa học. Thực dưỡng chỉ đơn giản là cách ăn uống kết hợp với thể dục dưỡng sinh.
Thực dưỡng đề cao chế độ ăn dựa trên ngũ cốc nguyên cám, đậu, gạo lứt, rau củ quả trồng tại chỗ, rong biển, trái cây, hạn chế thịt (nhất là thịt đỏ), mỡ, trứng, các loại thực phẩm đóng hộp, đường tinh luyện, hoặc có dùng các loại phân bón, thuốc trừ sâu… cùng với chế độ ăn là phương pháp dưỡng sinh, vận động thích hợp.
Tế bào ung thư nguy hiểm như thế nào?
Chúng ta dễ nhận thấy một số lời khuyên của thực dưỡng như hạn chế thịt đỏ, các thực phẩm đóng hộp… cùng với việc vận động cũng giống với các hướng dẫn dinh dưỡng hiện nay.
Thật ra đối với người Việt Nam không có thói quen ăn thịt đỏ (bò, cừu…), chủ yếu người Việt ăn thịt trắng (heo, gà) và bữa ăn lúc nào cũng có chén canh rau nên lời khuyên hạn chế thịt đỏ là không cần thiết đối với người Việt.
2. Không nên xa lánh thịt, dầu mỡ
Protein và chất béo là thành phần phải có trong cấu tạo cơ thể, các cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi… đều được tạo thành từ protein và chất béo, do đó chứng ta không nên quá sợ và hạn chế quá mức các chất này.
Các loại acid béo thiết yếu omega 3, omega 6, rất tốt cho tim, mắt, não… và chỉ có được qua vài loại thực phẩm như cá, dầu ô liu, đầu đậu nành… do đó nếu quá hạn chế thịt, dầu mỡ sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch… có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Vậy thực dưỡng chỉ là cách ăn uống và dưỡng sinh, mặc dù có nhiều lý luận cao siêu nhưng đó là do những người theo trường phái này tự nghĩ ra và chưa có cơ sở khoa học.
Mặc dù được quảng cáo rầm rộ với những trường hợp hết bệnh ung thư nhờ thực dưỡng, nhưng tính xác thực của các nhân vật đó còn bỏ ngỏ và rất hoài nghi.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh thực dưỡng có hiệu quả phòng ngừa hoặc điều trị bệnh, nhất là bệnh ung thư, ngược lại đã có nhiều người bị suy dinh dưỡng và các cơ quan lớn về phòng chống ung thư hiện nay không khuyến khích người bệnh tuân theo phương pháp này.
Một quan điểm sai lầm khác đang được lan truyền rộng rãi là việc "bỏ đói" tế bào ung thư, theo đó bệnh nhân được khuyên dùng chế độ ăn khắc nghiệt chỉ gồm gạo lứt, rau cải, hạn chế tuyệt đối chất đạm, đường, béo… Do họ nghĩ rằng làm vậy sẽ cắt nguồn dinh dưỡng nuôi khối u và làm khối u nhỏ đi.
Tuy nhiên mọi người cần hiểu rằng ung thư như cây tầm gửi hoặc loài chí rận sẽ hút cạn chất dinh dưỡng của cơ thể bệnh nhân dù họ có nhịn đói.
Vì vậy, người bệnh phải duy trì bữa ăn đầy đủ đạm, đường, chất béo… thì cơ thể mới khỏe mạnh, hệ miễn dịch hoạt động tốt thì mới có cơ hội đánh bại tế bào ác tính.
Việc bỏ đói ung thư thật ra sẽ làm cơ thể suy kiệt trước, các cơ quan, hệ miễn dịch bị tổn thương thì không chỉ bệnh ung thư mà cả các bệnh truyền nhiễm cũng dễ dàng tấn công cơ thể.
Ăn uống lành mạnh, đủ chất rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị ung thư, giúp tăng cường đề kháng, phục hồi các cơ quan thương tổn.
Dinh dưỡng tuy không trực tiếp trị hết bệnh ung thư nhưng là nền tảng cho mọi hoạt động của cơ thể, do đó việc đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, cân bằng là rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra mọi người nên chú ý đến các thay đổi của cơ thể và đi khám bệnh khi cần thiết.
Pháp luật và bạn đọc