Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Người đi cùng thang máy cùng F0, đã tiêm đủ vắc xin và đeo khẩu trang, không cần đi cách ly tập trung; Giám đốc Sở y tế Hà Nội giơ biển tranh luận
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã có hướng dẫn, đã trao đổi với các địa phương về việc không cách ly tập trung những trường hợp này.
- 09-11-2021ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Lỗi cá nhân chắc chắn bị khiển trách nhưng lỗi quy trình, hệ thống sao lại khó thay đổi vô cùng
- 09-11-2021ĐBQH đặt câu hỏi: Lô hàng cứu trợ Covid-19 về TP. HCM gần một tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?
- 08-11-2021ĐBQH: Ở đô thị tiến tới thanh toán không tiền mặt, nhiều đồng bào khó khăn miền núi đã lâu "không thấy mặt đồng tiền"
- 08-11-2021ĐBQH đề nghị 1 ngày Quốc tang cho các nạn nhân tử vong vì Covid-19
- 08-11-2021ĐBQH lo ngại khó đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP 3-3,5%
Sáng 10/11, Quốc hội bắt đầu tiến hành chất vấn. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là người đầu tiên "ngồi ghế nóng". Đây cũng là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long trả lời chất vấn trên cương vị người đứng đầu ngành y tế.
Trong phần đầu tiên, 3 ĐBQH liên quan đến giải pháp triển khai và thực hiện đồng bộ Nghị quyết 128, vấn đề với giá xét nghiệm, cách ly F1 hay việc bác sĩ giỏi chuyên môn nhưng không giỏi quản lý, dẫn tới sai phạm…. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có câu trả lời chính thức.
Đồng bộ chống dịch trên cả nước
Về triển khai thực hiện Nghị quyết 128 theo chất vấn của Đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa Vũng Tàu), Bộ trưởng Long cho biết đại dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ và nhiều quốc gia phải vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp. Hiện tại, hầu hết mọi quốc gia đều chuyển sang thích ứng an toàn với Covid-19.
Theo tư lệnh ngành Y tế, Nghị quyết 128 của Chính phủ có những điểm đáng lưu ý là các địa phương tự đánh giá tình hình dịch bệnh của mình để có các phản ứng cho phù hợp. Thời gian qua, các địa phương đã làm được và tình hình dịch bệnh được đánh giá trên quy mô cấp xã và nhỏ nhất có thể. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đề cập tới tình trạng một số địa phương mất cảnh giác.
Về triển khai đồng bộ trên cả nước, Bộ trưởng Long cho biết điều này phụ thuộc vào tình hình từng địa phương nhưng về cơ bản đã được áp dụng đồng hộ. Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn về xét nghiệm, cách ly các trường hợp trở về từ vùng dịch với những điều kiện cụ thể kèm theo. Tuy nhiên, nếu địa phương có nguy cơ cao và nhiều người chưa tiêm phòng, cách ly có thể có cách áp dụng linh hoạt.
Sẽ không còn loạn giá xét nghiệm
Trả lời chất vấn của Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) và Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) về giá xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh thời gian trước, trang thiết bị y tế và sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 không thuộc mặt hàng quản lý giá theo Luật Giá. Ngoài ra, giá các hãng khác nhau, giá sản phẩm của các nước cũng khác nhau. Thời điểm mua cũng có giá khác nhau.
Nhắc lại cơn sốt khẩu trang, găng tay y tế và đồ bảo hộ cá nhân hồi đầu năm do khan hiếm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết tình trạng này đã được giải quyết khi có nhiều doanh nghiệp tham gia, giá được hạ xuống. Bộ Y tế cũng có những giải pháp quyết liệt nhằm quản lý và minh bạch giá cũng như kết quả đấu thầu.
Bên cạnh việc liên tục yêu cầu hạ giá thành, Bộ Y tế cũng tăng cường cấp phép để tạo sự cạnh tranh giữa cá đơn vị. Hiện tại, 131 sinh phẩm đã được cấp phép. Về giảm giá thành xét nghiệm, Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn về gộp mẫu, cả test nhanh và PCR nhằm hạ giá thành xét nghiệm cho người dân.
Hiện tại, sản xuất trong nước cũng đang được đẩy mạnh. Bộ Y tế cho biết đang thúc đẩy nghiên cứu các phương pháp chuẩn đoán mới qua hơi thở, nước bọt để tăng tính tiện ích, giảm giá thành. Bên cạnh công khai minh bạch, việc tiền kiểm cũng đã được chuyển sang hậu kiểm trong lĩnh vực quản lý trang thiết bị y tế. Sinh phẩm chuẩn đoán, xét nghiệm Covid-19 cũng đã được đưa vào trở thành mặt hàng bình ổn để quản lý giá. Giá xét nghiệm tối đa sẽ chỉ là 106.000đ/lần. Nếu đơn vị đấu giá thấp hơn, giá sẽ được giảm xuống.
Tiêm vắc xin mũi 3 như thế nào?
Tiếp tục trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết việc phân bổ vắc xin được thực hiện theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, trong đó ưu tiên những địa bàn trọng điểm và đối tượng tiêm. Tỉnh thành phố có số ca nhiễm cao, có nguy cơ lớn với sự tập trung của nhiều khu công nghiệp, sẽ được ưu tiên.
Với chiến lược tiêm, sẽ tiêm cho đối tượng ưu tiên, người cao tuổi. Trẻ em từ 12-17 tuổi cũng được nghiên cứu tiêm theo hướng lớn tuổi tiêm trước, bé tuổi tiêm sau. Phải tiên phủ hết mũi 1, trả mũi 2 sau đó mới tính tới tiêm mũi thứ 3. Đối tượng được tiêm mũi 3 cũng sẽ ưu tiên cho người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Tiêm đủ 2 mũi, đeo khẩu trang, không cần cách ly khi đi chung thang máy với F0
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho biết, rất nhiều cử tri gọi điện cho ông và hỏi về việc có cần cách ly tập trung hay không khi đã tiêm đủ 2 mũi, đeo khẩu trang, có điều kiện cách ly ở nhà sau khi đi chung thang máy với F0. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc này.
Bộ trưởng cũng cho biết ông đã trao đổi với Hà Nội và các địa phương khác về việc không đưa đi cách ly tập trung những trường hợp này mà chỉ cần cách ly ở nhà trong 7 ngày. Việc các địa phương áp dụng đồng thời cách này cũng chính là tạo sự thống nhất theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Góp ý thêm cho vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết ngành Y tế có thể tiến hành "hậu kiểm". Khi phát hiện các địa phương áp dụng khác nhau các Nghị quyết của Chính phủ, Bộ trưởng có thể trao đổi với địa phương sao cho đúng quy định, tạo đồng thuận và quản lý rủi ro.
Tuy nhiên, giơ biển tranh luận, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) xin có ý kiến trao đổi về công tác cách ly F1 của Hà Nội.
Bà Hà nói, hiện nay, theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, Quyết định 4800 của Bộ Y tế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ phụ thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh, năng lực y tế, năng lực triển khai các khu cách ly tập trung, xem xét các điều kiện cách ly tại nhà thì từng địa phương chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp về công tác phòng, chống dịch.
Mục đích là đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho người dân và phòng, chống sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Với Hà Nội, theo bà Hà, luôn thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt, là cách ly, điều tra, truy vết, quản lý người đi từ vùng có dịch về và quản lý cách ly F1.
Trong mấy ngày gần đây, Hà Nội liên tục phát sinh các ca F0 trong cộng đồng không rõ nguồn lây, đặc biệt, trong ngày 9/11, Hà Nội ghi nhận 222 ca bệnh, trong đó, 105 ca cộng đồng. Dự báo tình hình dịch bệnh ở Hà Nội sẽ diễn biến rất phức tạp và khó lường.
Trên cơ sở diễn biến tình hình dịch bệnh, Hà Nội sẽ tiếp tục có những điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch, các biện pháp cách ly đảm bảo vừa thực hiện đúng Nghị quyết 128, vừa phù hợp thích ứng linh hoạt với tình hình cụ thể của địa phương.